Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về phương ngữ miền Nam - sự nhận định đầy vấn đề của hai thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường

Về phương ngữ miền Nam - sự nhận định đầy vấn đề của hai thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường nè Trong quyển Đình Nam Bộ Xưa và Nay ở ...

Về phương ngữ miền Nam - sự nhận định đầy vấn đề của hai thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường nè

Trong quyển Đình Nam Bộ Xưa và Nay ở trang 40, hai thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường có lập luận như sau:



"Theo Minh điều hương ước, chỉ có xã và thôn mới được phép lập đình và võ (võ: nghĩa là cái nhà, dân gian gọi là dỏ, là nhà vuông, là phần thủ, chữ Hán viết là Kỳ Hậu.  Nhà võ là một số thứ "công sở" của ấp, là điểm canh của đội dân phòng, nơi thờ "Tiên sư", hiểu là bậc đàn anh của đội dân canh ấy; nhà võ còn là nơi hội họp bà con trong ấp thế nên thường có một cái mõ điểm mục và một cái trống thu không.  Đồng thời nếu trong xóm ấy có một đội trợ tháng, thì nơi đây là nơi để các dụng cụ âm khí.  Đây cũng là nơi tạm trú cho bọn ăn quán ngủ đình.".

Mình chưa thấy bản Hán ngữ Minh điều hương ước này ra sao ? Thật sự trong ấy có viết chữ "võ" như một cơ sở tín ngưỡng không ? Nếu bạn có, xin bạn share để chúng ta cùng tham khảo.

Mà nhà võ thì làm thế nào lại có đồng ý nghĩa với dỏ với nhà vuông bạn nhỉ ? Không hiểu hai nhà nghiên cứu Nam Bộ Học này họ đã dùng cứ liệu nào để đưa ra nhận định này nhỉ ?

Còn chữ Hán Kỳ Hậu viết ra sao ?  Không biết có phải Kỳ Hậu 祈後 này không ? Mà Kỳ Hậu này thì làm gì có thể giải thích chữ Võ nhỉ ?

Và đã bao giờ mà Tiên Sư lại thành ra là "bậc đàn anh của đội dân canh ấy" ? Chả lẽ miếu Võ Tiên Sư là miếu thờ "bậc đàn anh của đội dân canh làng / họ Võ" à ? Làm thế nào mà hai nhà nghiên cứu Nam Bộ Học này lại có thể dịch Tiên Sư thành ra "bậc đàn anh của đội dân canh" bạn nhỉ ? 

Rồi có cả nhà võ là nơi hội họp bà con trong ấp nữa ? Không hiểu có phải đây như là thời cách mạng, người ta đem sân chùa ra làm nơi phơi gạo, phơi lúa rồi các nhà nghiên cứu ngày nay lại cho rằng sân đền / sân chùa vốn là nơi phơi gạo, phơi lúa không ? 

Bạn có thấy hai nhà nghiên cứu này viết như vậy là quá lõng lẽo và vô trách nhiệm không ?

Dĩ nhiên cuốn này có nhiều điểm sai, nhưng viết vậy trong đoạn này thì rất có vấn đề đúng không bạn ? 

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào