Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về phương ngữ miền Nam - Vỏ Ca

Về phương ngữ miền Nam - Vỏ Ca Người miền Nam mình, ai mà hổng mê cải lương hay đi coi hát tuồng ở các dịp lễ Kỳ Yên trong những ngôi đình t...

Về phương ngữ miền Nam - Vỏ Ca

Người miền Nam mình, ai mà hổng mê cải lương hay đi coi hát tuồng ở các dịp lễ Kỳ Yên trong những ngôi đình thần đúng hông ? (umm .... dĩ nhiên đàn ông miền Nam thời nay thế kỷ 21 còn mê luôn vụ PC / PS4 games / cô Hán Nôm, v.v chớ hổng phải chỉ lạc hậu đâu nghen).  

Mà chắc người miền Nam mình ai cũng nghe qua danh từ Vỏ Ca.

Mà Vỏ Ca là gì thì mình sao chưa thấy ai thử viết Hán Nôm xem nó ra sao ? 

Mình có đọc bài Nhà Vuông của thầy Nguyễn Thanh Lợi (xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/1856836071100365), thấy thầy Lợi viết "Võ là cách phát âm xưa ở Nam Bộ để chỉ "vũ" 宇 (giọng Bắc) với nghĩa là "ngôi nhà 4 phía trống trải" ".



Còn trên mạng thì ghi "Vỏ ca (gian trước), dành làm nơi xây chầu & hát tuồng vào mỗi dịp lễ Kỳ yên." (xem https://www.anhdao.org/a598/ban-hoi-te-thoi-nguyen-dinh-lang-nam-bo-son-nguyen).

Vậy mình chịu khó tra thông tin thêm xíu thì xin có ý kiến:

1. Nếu ta tra bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thì thầy Huỳnh Tịnh Của có viết Vỏ 宇 nghĩa là Nhà (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s555.png), ví dụ Đống Vỏ (nhà rường), Nhờ thần linh thổ vỏ (nhờ thần linh trong đất nước).

Như vậy điều này cho ta thấy, chữ 宇 nên viết tiếng Việt miền Nam là Vỏ (dấu hỏi) chứ không là chữ Võ (dấu ngã) như thầy Lợi đã viết đâu đúng không (ví dụ võ ca Tiên Sư) ? Bởi vì nếu đúng là chữ Võ nên đọc theo giọng Bắc là Vũ rồi viết luôn là Võ (dấu ngã) thay vì Vỏ (dấu hỏi), thế thì chữ Dỏ cùng trong bài viết của thầy Lợi, mà chữ Hán vốn là Đỗ 杜 (xem http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s237.png), chúng ta có nên đọc là Dõ (dấu ngã) thay vì là Dỏ (dấu hỏi) không ? Ta có viết Dõ Điếm (dấu ngã) thay vì Dỏ Điếm (dấu hỏi) được không ? 

Vậy nếu ta tin vào thuyết chữ Nôm Vỏ 宇, chắc ta cũng nên viết là Vỏ theo dạng thầy Huỳnh Tịnh Của viết, chứ viết Võ như thầy Lợi viết thì hóa ra ta lại phải viết cả Điếm Dõ thay vì Điếm Dỏ.
 
2. Mà có đúng Vỏ 宇 trong Vỏ Ca là Nhà như thầy Huỳnh Tịnh Của đưa ra không ? Thì mình xin bạn xem lại.

Bởi vì theo mình tra ở đây >> https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%AE%87, thì chữ 宇 này có 2 ý nghĩa quan trọng là:

a. Vũ 宇 giải thích là nhà thì có dạng “quỳnh lâu ngọc vũ” 瓊樓玉宇 lầu quỳnh nhà ngọc.  

b. Vũ 宇 dùng chỉ cho thiên hạ (hoặc những gì dưới vòm trời), như Bốn phương trên dưới, chỉ chung không gian. ◎Như: “vũ nội” 宇內 thiên hạ, “hoàn vũ” 寰宇 trong gầm trời.

Như vậy ở đây, giảng Vỏ Ca 宇歌 (dấu hỏi) là nhà ca (hát) theo nghĩa a, tức là Võ là chữ Nôm, Ca là chữ Hán, xem ra cũng đúng, nhưng đã bao giờ trong tiếng Việt miền Nam có chữ Vỏ đứng trước để chỉ cho nhà không bạn ? (à, danh từ Vỏ Quy mình sẽ quay lại ở một bài viết khác).  

Mà xem ra, giảng Võ Ca 宇歌 (dấu ngã) là hát bốn phương tám hướng, hát dưới vòm trời, dạng hát cho trời đất, cho thần linh, cho các âm hồn, vong linh và cho lẫn chúng sinh xem ra đúng hơn phải không bạn ? Cấu trúc Hán ngữ của danh từ Võ Ca 宇歌 (dấu ngã) này cũng như Quốc Ca 國歌 vậy.  Nhưng để đạt được mục đích này, thì chúng ta cần đọc theo Hán ngữ chữ 宇 là Võ hay Vũ (dấu ngã), tức đọc và viết là Võ Ca (dấu ngã), chứ chưa bao giờ có thể đọc là Vỏ Ca (dấu hỏi) cả.

Vậy nghĩa Vỏ Ca - nhà hát thì chúng ta cần thêm dữ liệu chữ Vỏ này, vì chúng ta cần hiểu chữ Vỏ đứng đằng trước câu đã được dùng ra sao trong tiếng Việt miền Nam.

Còn nghĩa Võ Ca - hát dưới vòm trời thì chúng ta cần chấp nhận Võ Ca (dấu ngã) là viết đúng theo dạng Hán ngữ, và cần dẹp đi vụ Vỏ Ca (dấu hỏi).

Mà mình thấy Võ Ca - hát dưới vòm trời là đúng và hợp lý hơn đúng không bạn ? Vì gian Võ Ca nghĩa là gian nhà dùng để hát (cho) bốn phương tám hướng, nên có phải vì vậy mà gian Võ Ca trong đình thần thường không có 4 bên vách không ? 

Còn thầy Lợi viết "Võ là cách phát âm xưa ở Nam Bộ để chỉ "vũ" 宇 (giọng Bắc) với nghĩa là "ngôi nhà 4 phía trống trải" " chưa bao giờ là đúng cả.  Không hiểu thầy Lợi đã tìm ở đâu ra định nghĩa này ? Thầy Lợi sai bởi vì chắc là cụm từ “quỳnh lâu ngọc vũ” 瓊樓玉宇 lầu quỳnh nhà ngọc không thể nào là để chỉ cho một tòa nhà 4 phía trống trải như thầy Lợi đã giảng nghĩa đâu, đúng không bạn ?

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian 

P.S: Mình đọc thấy có cả cách giải nghĩa vỏ ca / nhà rường nhìn giống mu cua gì đó.  Mình không biết nhìn mái ngói giống mu cua (crab shell) không, chứ mình thấy mái ngói trong các ngôi đình miền Nam mà có nhọn lên, chúng nhìn giống như mũi tên (arrowhead) hay đỉnh núi (mountain head) hoặc chữ bát 八 trong Hán ngữ.

Còn ví dụ nếu ta nói vỏ ca là chỉ cho các rường cột giống mu cua thì chắc không thể đúng đâu, tại vỏ ca chắc đâu có phải là gian nhà làm rườm rà đủ thứ cột rường cong cong rất khác với các gian nhà khác trong một ngôi đình thần đâu đúng không ?

Không có nhận xét nào