Về phương ngữ miền Nam - Võ Tiên Sư Trong bài Nhà Vuông của thầy Nguyễn Thanh Lợi (xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/p...
Về phương ngữ miền Nam - Võ Tiên Sư
Trong bài Nhà Vuông của thầy Nguyễn Thanh Lợi (xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/1856836071100365), thầy Lợi có viết một cái tên là "võ ca Tiên Sư", "võ Tiên Sư".
Mình tra trên mạng, thấy có bài viết này giảng ý Võ Tiên Sư là gì (xem >> http://congan.com.vn/van-hoa-giai-tri/di-tim-nguon-goc-vo-tien-su_51158.html).
Theo cách lý giải của những người trong bài viết này, võ ở đây phải là vỏ dấu hỏi, và vỏ này nghĩa là nhà vỏ, được hiểu là một cơ sở tín ngưỡng có quy mô lớn hơn am tự, miếu mão và nhỏ hơn đình, chùa.
Mình không biết điều này đúng không vì ngoài gian vỏ ca và vỏ quy trong đình thần, mình không biết có nơi thờ tự nào ở miền Nam bắt đầu bằng chữ vỏ dấu hỏi không bạn ? Còn Võ Miếu với chữ võ 武 (tức văn võ / võ lực) thì không tính rồi đúng không bạn ?
Nhưng nếu đúng là chữ Võ trong Võ Tiên Sư là chữ Hán Võ 宇 (tức dưới gầm trời / bốn phương trên dưới) (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2117299351854349), thì hóa ra Võ Tiên Sư 宇先師 Hán ngữ rất có thể là các bậc tổ tiên ông bà bốn phương tám hướng, tức là thờ Võ Tiên Sư là thờ tất cả ông bà tổ tiên chung trong một gian (nhà) thờ, chỉ vậy.
Ở đâu ra vụ nhà vỏ là nhà thờ vậy bạn nhỉ ? Mà ở chỗ bạn ở, có nhà vỏ nào không ? Có cơ sở tín ngưỡng nào lớn hơn am mà nhỏ hơn đình gọi là vỏ không ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Mình cũng đang thắc mắc vấn đề này lâu lắm rồi. Nhưng bài báo trên chưa thuyết phục lắm
Trả lờiXóa