Về quyển Cù Lao Phố Lịch Sử & Văn Hóa của Nhà Bảo Tàng Đồng Nai Mình đọc được đoạn đầu quyển này, thấy rất rõ là các tác giả quyển này, ...
Về quyển Cù Lao Phố Lịch Sử & Văn Hóa của Nhà Bảo Tàng Đồng Nai
Mình đọc được đoạn đầu quyển này, thấy rất rõ là các tác giả quyển này, mà chủ biên là thầy Huỳnh Ngọc Trảng, hình như viết quyển này để "cúng cụ" hơn là để dành cho nghiên cứu học thuật đúng không bạn ?
Bạn đọc quyển này tại đây >> http://tuyengiao.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_AnPham_BaiViet/Attachments/72/Cu%20lao%20pho%20Lich%20su%20va%20van%20hoa%20III.pdf.
À, hình như đây là quyển do Ban Tuyên Giáo Đồng Nai đưa ra.
Ví dụ đoạn "Chẳng hạn ngay cái tên sông Đồng Nai quen thuộc đến mức thân thương này cũng không phải là cái tên cổ nhất, mà nó chỉ xuất hiện với tƣ cách là tục danh của Phước Long Giang, từ hơn 300 năm trở lại đây – khi con cháu của vua Hùng đến chặt nhát dao đầu tiên vào cánh rừng trải dài hàng nghìn dặm từ cửa Xoài Rạp lên đến thƣợng nguồn của những con suối".
Con cháu vua Hùng ở đâu thì mình không biết, chứ chắc là xứ Đàng Trong là do con cháu họ Nguyễn Thanh Hóa mở cõi, rồi có sự góp phần của người Khmer / người Hoa / người Chàm / người Mã Lai (và lẫn người Nhật Bổn) / người Việt xứ Đàng Trong tạo ra đúng không ?
Hay là có thật là văn hóa Mường Tày ở ngoài Bắc đã "đi chui" dạng vượt biên vô tới luôn xứ Biên Hòa thời Đàng Trong bạn nhỉ ?
Ví dụ đoạn suy luận Đồng Nai là từ tiếng Mạ, xem ra là các thầy suy diễn theo chủ nghĩa dân tộc, chứ Đồng Nai theo bộ Gia Định Thành Thông Chí, còn là chỉ cho cả Gia Định mà đúng không ? Ngoài Trung còn có cả địa danh Đồng Nai chỉ cho hươu nai được viết trong bộ Hoàng Việt của quan Lê Quang Định nữa.
Ví dụ đoạn các thầy trích từ bản dịch Nguyễn Tạo "Khi mới khai thác thì đầu nguồn, Đồng nguyên còn rừng thổ dân lấy bãi (cù lao -NHT) Tân Chánh làm tổng thuộc về dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình ...". Nhưng ví dụ các thầy có đọc lại bản chữ Hán trong sách thầy Nguyễn Tạo, thì thấy thầy Nguyễn Tạo dịch bậy thì có. Chữ Đồng Nai 仝狔 mà thầy Nguyễn Tạo dịch thành Đồng nguyên. À, thầy Nguyễn Tạo cũng dịch thoát hơi bậy đoạn này luôn, mời các thầy đọc lại.
Như vậy trong đoạn văn này, cụm từ cần dịch là Đồng Nai nguồn đầu 仝狔源頭 tức đầu nguồn Đồng Nai, và vì vậy mà sự nhận định của các thầy khi đọc đoạn này và nêu rằng là "đầu nguồn Đồng nguyên (hiểu là thượng nguồn sông Đồng / Đạ Đờng ) là man sách của thổ dân ..." là có vấn đề, vì ở đây là Đồng Nai chứ không là Đồng nguyên.
Và dĩ nhiên, khi mà các thầy dựa vào việc "thì miệt dưới Cù Lao Phố đã có lưu dân ta định cư vào đâu vào đó" để suy luận rằng nhóm nhà Minh Trần Thượng Xuyên đã được 2 quan Việt đưa vào lập cư ở Cù Lao Phố, nhưng nó lại oái ăm ở chỗ là ngay trong câu ấy của bộ Gia Định Thành Thông Chí, lại có cả câu "Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình, đem nhượng hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì". Chắc sự "khâm phục" ở đây là quan họ Trịnh viết quá lố đúng không các thầy ? Như dạng nhà nước VNDCCH "khâm phục" nhà nước Trung Hoa mà ủng hộ họ việc lấy Hoàng Sa khi xưa vậy.
Và sẵn luôn, là nếu các thầy tra bộ Đại Nam Thực Lục, thì các sử gia vương triều Nguyễn còn viết rất rõ là "Nay đất Đông Phố (tên cổ của Gia Định) nước Chân Lạp đồng ruộng phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng nhân lấy sức của họ cho đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa theo lời bàn, bèn sai đặt yến úy lạo khen thưởng, trao cho quan chức khiến đến ở đất Đông Phố. Lại cáo dụ nước Chân Lạp rằng như thế là có ý không để nước Chân Lạp ra ngoài", chứ không có vụ "Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình, đem nhượng hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì" như quan Trịnh Hoài Đức đã nêu đâu các thầy.
Và dĩ nhiên, nếu chúng ta đã bàn là 2 quan Việt dẫn nhóm người Trần Thượng Xuyên đến đất Cù Lao Phố, thì không hiểu các quan Việt nào đã dẫn nhóm Dương Ngạn Địch vào xứ Mỹ Tho nhỉ ? Hay là do ta có chút sử liệu Mô Xoài có người Việt nên ta viết là có quan người Việt dẫn vào, còn xứ Mỹ Tho không có sử liệu nên ta im luôn ?
Mà hình như đọc sử liệu nước ngoài, họ còn có cả cứ liệu về giả thuyết ngài Dương Ngạn Địch đã tới miền Nam trước năm 1679 rồi mà, có cả vụ ngài Trần Thượng Xuyên rồi Hoàng Tiến nữa, mà không biết các thầy đã đọc chưa ?
Và còn vài đoạn nhận định của các thầy, mà theo Brian đọc, là hơi khách quan và đầy chủ nghĩa dân tộc trong ấy.
Nên không hiểu trước khi viết các bài này, các thầy đã đọc các sử liệu khác ngoài bộ Gia Định Thành Thông Chí và bộ Đại Nam Thực Lục chưa ?
Hay đây là quyển sách "cúng cụ" và người ta gắn tên học giả Huỳnh Ngọc Trảng và các thầy vào để cho nó hoành tráng ? Quyển này Brian chưa đọc hết, nhưng đoạn đầu mà có đủ thứ vấn đề tới vậy, xem ra là hơi độc hại cho kiến thức độc giả đúng không các thầy ?
Mà chắc thầy Huỳnh Ngọc Trảng, được biết đến là một nhà nghiên cứu văn hóa miền Nam hình như hơi cao, chắc biết rõ vụ làm gì có con cháu vua Hùng vô Đồng Nai chặt cây đâu đúng không ? Vì thời chúa Nguyễn Đàng Trong, đâu có sử liệu nào viết các chúa Nguyễn tự hào là con chúa vua Hùng đâu đúng không các thầy?
Nhưng không hiểu tại sao thầy Huỳnh Ngọc Trảng khi chủ biên quyển sách về Cù Lao Phố này, lại đem luôn con chúa vua Hùng vô đây và xem ra thầy và các thầy khác rất tự hào về điều này nữa ?
Hay là thầy Huỳnh Ngọc Trảng vì chén cơm, nên thầy cũng bỏ rơi luôn độc giả, và nhắm mắt mà viết, hay cho người ta lấy tên mình để lên trên quyển sách lịch sử đầy vấn đề này và đưa luôn độc giả Việt vào vòng mê cung sử Việt.
Và mình thấy đâu đó, liên quan tới Trấn Biên, hình như Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa giờ có cả thờ những gì liên quan đến vua Hùng trong đó.
Mình cứ tưởng Cù Lao Phố là xứ Chân Lạp nên cũng thờ vài quốc vương Chân Lạp nào chứ. Không có chỗ thờ các quốc vương Chân Lạp là những ông chủ của vùng đất Đông Phố xưa, mà đem Văn Miếu đi thờ vua Hùng ở đâu chả ai biết có thiệt hay không, thế thì người ta có tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc không bạn nhỉ ? Thế có là đểu không ?
Đáng xấu hổ hơn, người ta có cả bàn thờ cụ Lê Quý Đôn mới ghê. Hình như cụ Lê Quý Đôn thuộc Đàng Ngoài mà đúng không ? Thờ cụ Lê Quý Đôn trong Văn Miếu Trấn Biên nó cũng bậy như người ta đem thờ ngài Võ Tánh trong nhà Bảo tàng Tây Sơn đó các thầy. Nhưng có khi các thầy sử gia Biên Hòa chưa đọc kỹ sử, nên cứ cho thờ đại ngài Lê Quý Đôn dạng anh hùng dân tộc Việt Nam thì cứ thoải mái mà vô Văn Miếu Trấn Biên thờ.
Mà mình nói Văn Miếu Trấn Biên thờ đủ thứ vậy, nó như cái thùng rác văn hóa là quá đáng không ?
Và dĩ nhiên câu hỏi này dành luôn cho các thầy sử gia Biên Hòa hay miền Nam luôn, là có phải các thầy ngày nay chỉ biết có vua Hùng, mà hoàn toàn không biết (hoặc giả vờ không biết) gì về dòng lịch sử đa văn hóa Khmer / Việt / Hoa / Mã Lai / Chàm ở miền Nam không ?
Mà vua Hùng thì làm quái gì mà liên quan đến lịch sử Đàng Trong nhỉ ? Và quan Lê Quý Đôn của xứ Đàng Ngoài mà đem thờ luôn trong Văn Miếu Trấn Biên xứ Đàng Trong đấy. Thế mình nêu rõ là các thầy dốt sử có quá đáng không ? Còn ví dụ các thầy biết mà im lặng thì thôi, mình biết nói gì bây giờ ?
Mà người chuyên môn về văn hóa lại để cho người ta cứ từng ngày phá nát văn hóa xứ mình, thế thì có gì đáng tự hào để mà được gọi hoặc được khen là nhà Nam Bộ học hay học giả chuyên về miền Nam gì nhỉ ?
Hay đây lại là một trường hợp khác dạng thầy Hoàng Giáp viện Hán Nôm, là các thầy học rất cao và là các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, nhưng tới khi Brian hỏi, thì hóa ra là do Brian đọc báo người ta tung tin vịt về sự chuyên môn và trách nhiệm của các thầy đấy. Các thầy có nói gì đâu ? Các thầy chỉ viết sách thôi mà.
Bạn cứ thoải mái gởi bài này cho thầy Huỳnh Ngọc Trảng và các thầy khác đã viết quyển sách này.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
P.S: À, sẵn luôn vụ Văn Miếu Trấn Biên, bạn có biết là cụ Khổng Tử được các nhà văn hóa miền Nam đem cụ ra ngoài đường, đặt dưới một mái đình, để cụ ngồi ngoài trời mà suy gẫm lại về đạo đức Nho giáo mà cụ tuyên truyền cả ngàn năm không ? Mà có Văn Miếu nào như Văn Miếu Trấn Biên đem cụ Khổng ra ngoài đường ngắm nhìn thiên hạ qua lại không nhỉ ? Hình như cụ Hồ (chủ tịch Hồ Chí Minh) được ngồi ở chỗ cụ Khổng trong Văn Miếu Trấn Biên, có cả 18 lít nước được đem về từ ngoài Bắc đền Hùng, vậy mà xứ Khmer kế bên, không ai đem gì từ Angkor Wat về để đem vô Văn Miếu Trấn Biên mà thờ bạn nhỉ ? Có khi chúng ta nói chúng ta không còn phân biệt bọn Man bọn Mọi, chứ thật ra chúng ta ở thế kỷ 21 còn kỳ thị chủng tộc còn hơn cả thời Nguyễn nữa, chỉ là chúng ta che đậy sự kỳ thị đáng xấu hổ này bằng các cụm từ mỹ miều "dân tộc" và "yêu nước thương nòi" thôi đúng không bạn ? Có khi những người Việt nào đó hô hào cho sự khó hiểu trong việc thờ tự Văn Miếu Trấn Biên này, họ sợ hãi vì văn hóa Việt của họ ngoài Bắc chả có khỉ gì hết trơn liên quan đến miền Nam, nên từ sự tự ty này, họ đem luôn đủ thứ hầm bà lằng ngoài Bắc mà nhét vô họng người miền Nam, và các nhà nghiên cứu miền Nam cứ tung hô cho nhiều vô vì chén cơm, nhưng đồng thời họ lại rất "tỉnh như người Hà Nội" cứ mở miệng dạy người Việt là người miền Nam Việt Nam biết trọng sĩ khí, có tinh thần Lục Vân Tiên "Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" đó. Không biết cụ Đồ Chiểu mà sống lại và nhìn Văn Miếu Trấn Biên ngày nay, và nghĩ về những nhà nghiên cứu miền Nam nào đã ủng hộ vụ Văn Miếu Trấn Biên này, cụ có chết thêm lần nữa vì "Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn có mắt ông cha không thờ. Dầu đui mà khỏi danh nhơ, Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình. Dầu đui mà đặng trọn mình, Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu. Sang chi theo thói tha cầu. Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai" không bạn nhỉ ?
Một trưa buồn khi đọc tin California đang bị cháy rừng khủng khiếp ...
Không có nhận xét nào