Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ THÀNH NGỮ “TRẸM “TRONG TÊN ĐỊA DANH MIỀN NAM

Về thành ngữ Trẹm trong tên địa danh miền Nam  Mà chắc người miền Nam mình, ai cũng biết ở Cà Mau có con sông Trèm Trẹm.  Hoặc ở Huế thì ta ...

Về thành ngữ Trẹm trong tên địa danh miền Nam 

Mà chắc người miền Nam mình, ai cũng biết ở Cà Mau có con sông Trèm Trẹm.  Hoặc ở Huế thì ta có làng La Khê Trẹm, còn ở Đà Nẵng thì có xứ Trèm Trẹm (hay gọi tắt là Trẹm, thuộc các phường Thiệu Bình, Thạch Thang).

Nhưng hầu như chưa có học giả Việt Nam nào giải thích Trẹm có nghĩa là gì cả.

Và (lại) là thầy Lê Trung Hoa - trong bài viết Thử giải mã một số địa danh Việt Nam, mà bạn có thể tham khảo tại đây >> http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ngon-ngu-hoc/6117-th%E1%BB%AD-gi%E1%BA%A3i-m%C3%A3-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-vi%E1%BB%87t-nam.html, thầy suy luận rằng "Vì vậy, trẹm có lẽ là một dạng khác của lẹm, và cả hai dạng có cùng một tiền thân là tlẹm nghĩa là “có chỗ bị lõm, bị khuyết vào, không đầy đặn như thường” [62]. Áp dụng nghĩa này vào các địa danh trên, ta có thể hiểu: Bãi Trẹm, hòn Trẹm, sông Trẹm, làng La Khê Trẹm là bãi cát, mõm đá, con sông, ngôi làng có chỗ bị lõm, khuyết vào, không đầy đặn như bình thường. Còn Trèm Trẹm chỉ là dạng láy và dị hóa thanh điệu của Trẹm mà thôi.".

Có lẽ thầy Lê Trung Hoa không đọc văn bản Hán Nôm hay không tìm được chữ Hán Nôm nào nên thầy giải thích Trẹm theo dạng ngôn ngữ học như trên chăng ?

Còn mình đọc bộ Hoàng Việt, thấy rõ ràng có chữ Trẹm trong đó.  Đây là phần thuộc quyển 5 Ghi Chép về Dinh Quảng Đức Trực Lệ Dinh Sư, có chép là "... Sông ở đây rộng 75 tầm, nước sông sâu 2 tầm 1 thước, đến địa phận [2b] xã La Khê, tục gọi là Mũi Tiệm (Trẹm).".

Và khi mình tra bản Hán, thì thấy chữ Mũi Trẹm này viết rất giống như Mũi [舟+鼻] và Trẹm 塹 này.

Và chữ Hán 塹 này đọc là Tiệm, tức là cái hào mà theo Từ điển Thiều Chửu, Tiệm là cái hào.  Đào hào chung quanh thành co kín gọi là Tiệm.

Như vậy ở đây chữ Nôm Trẹm 塹 chắc là lấy từ ý chữ Hán Tiệm 塹 tức chỉ cho một luồng nước, dòng sông mà chảy uốn vòng như con hào vây quanh thành.

Còn chữ Trẹm 坫 trong bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị là lấy ý từ chữ Hán tức cái bệ nhà, và theo nghĩa chữ Nôm, là chỉ cho sự cháy xém (Trèm Trẹm) không liên quan đến sông nước.

Vậy theo mình, tên địa danh Trẹm, ví dụ như thôn La Khê Trẹm ở Huế chắc là chỉ cho một nơi có con sông / luồng nước uốn khúc quanh co như con hào bảo vệ thành.  Xin bạn kiểm tra lại đúng không ? Mình xem Google Map thì rất đúng.

Còn xứ Trèm Trẹm, Thiệu Bình Thạch Thang ở Đà Nẵng, và sông Trẹm ở Cà Mau ra sao, xin các bạn dân địa phương tìm hiểu và lên tiếng.

Mình không nghĩ tên địa danh Trèm Trẹm 炶坫 là đúng (vì đây là có ý nghĩa cháy sém theo bộ ĐNQATV của cụ Huỳnh Tịnh Của).  Có khi tên con sông hay xứ là Trẹm 塹 rồi người ta đọc láy luôn thành ra Trèm Trẹm / Tràm Trẹm cũng nên.

Mời các bạn tham khảo và tự do phản luận.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian





Không có nhận xét nào