Về thầy Yoshiharu Tsuboi và quyển Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa #thay_yoshiharu_tsuboi #nuoc_dai_nam_doi_dien_voi_phap_va_trun...
Về thầy Yoshiharu Tsuboi và quyển Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa
#thay_yoshiharu_tsuboi #nuoc_dai_nam_doi_dien_voi_phap_va_trung_hoa
Bài 7 - Về việc cải cách thuế ruộng thời Tự Đức có gây ra sự bất đồng trong tầng lớp Văn Thân như thầy Tsuboi suy diễn không ?
Đây là ở Chương VIII Tầng lớp Văn Thân lánh xa Tự Đức phần 2 Cải cách thuế điền thổ. Ở trang 357 thầy Tsuboi kết luận "Thế đấy, ngay cả bộ Hộ cũng phải mặc nhiên thừa nhận là việc cải cách này đã đánh thuế nặng hơn trên ruộng tư. Nó cũng làm nặng nề thêm sự bất đồng với tầng lớp văn thân, tầng lớp đầu tiên bị đụng chạm bởi biện pháp nhằm cứu vãn tình trạng tài chính quốc gia đó.".
Theo thầy Tsuboi, thầy trích đoạn từ bộ Đại Nam Thực Lục t4 q63, tờ 24b-25b.
Mình đã đọc kỹ lại bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục mà thầy Tsuboi chỉ, thì hóa ra trong câu này, cụm từ mà ta nên để ý là hào hữu 豪右. Mà hào hữu 豪右 là gì ? Thì đây, theo từ điển Thiều Chửu (xem >> http://vietnamtudien.org/thieuchuu/&h30.htm), "nhà hào cường gọi là hào hữu 豪右". Mà rõ hơn, nếu bạn đọc trên baidu (xem >> https://baike.baidu.com/item/%E8%B1%AA%E5%8F%B3), "释义:封建社会的富豪家族、世家大户。 原是西汉时期出现的占有大量田产的豪族。他们因占有大量的田产,在乡里横行霸道,虽屡遭压制而不禁。", đại khái là gia tộc phú hào, tức dạng giàu có, ruộng vườn nhiều.
Và nếu ta xem lại về lịch sử thời Tự Đức, thì đã bao giờ người ta lại cho rằng tầng lớp Văn Thân là đồng nghĩa với tầng lớp cường hào / hào hữu, là tầng lớp tiền bạc rủng rỉnh, ruộng vườn khắp nơi, trong một xã hội thâu nhỏ là ngôi làng Việt Nam nhỉ ?
Mình cứ tưởng là trong xã hội Việt Nam xưa, có 4 giai cấp là Sĩ Nông Công Thương, mà tầng lớp Sĩ của Nho Giáo thời xưa là ra làm quan, làm thầy giáo, không hề liên quan đến việc lao động chân tay, hoặc buôn bán.
Thế thì lấy đâu ra việc sự tăng thuế ruộng tư đánh vào quyền lợi của nhóm hào hữu / cường hào (tức nhóm người có ruộng vườn, giàu có) là ảnh hưởng tới quyền lợi của nhóm người Văn Thân nhỉ ?
Mà sự tăng thuế ruộng tư này, là nhắm vào toàn bộ những ai có ruộng tư, trong đó có cả người giáo lẫn người lương, chứ làm gì mà CHỈ liên quan đến nhóm người Văn Thân nhỉ ?
Nên không hiểu thầy Tsuboi đã có sai khi thầy classified tầng lớp hào hữu trong làng xã Việt Nam là đồng nghĩa với tầng lớp Văn Thân không ?
Và đáng ngờ hơn, là theo mình biết, sau năm 1880, phong trào Văn Thân lại bùng nổ dữ dội là do họ ăn theo phong trào Cần Vương kháng chiến chống Pháp của ngài Tôn Thất Thuyết, chứ làm gì mà có sự chống đối triều đình bất công khi tăng thuế ruộng tư nhỉ ? Nhóm Văn Thân hậu 1880 đòi đánh giết các làng của người theo họ đạo, dưới bóng cờ kháng chiến chống Pháp, chứ họ có chống triều đình gì đâu ?
Nên mình chắc với bạn thầy Tsuboi đã nhận định sai về vụ tăng thuế ruộng tư thời Tự Đức mà lại ảnh hưởng tới tầng lớp Văn Thân rồi đó.
Mà mình thật sự vẫn chưa hiểu, làm thế nào mà thầy Tsuboi lại có thể khẳng định tầng lớp hào hữu là tầng lớp Văn Thân bạn nhỉ ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
P.S: À, mời bạn để ý luôn, là chúng ta cũng không hiểu tại sao mà cán bộ Viện Sử Học dở quẻ, dịch làm thế nào mà cụm từ hào hữu 豪右 thành ra là "bọn cường hào gian ác", rồi xuống nữa lại dịch ra thành là "bọn đàn anh giàu có". Vâng, chỉ trong một đoạn văn ngắn này thôi mà cụm từ hào hữu 豪右 đã bị "hiếp" bởi các dịch giả Viện Sử Học 2 lần. Bạn cứ tự nhiên mà đi hỏi các cán bộ Viện Sử Học là từ bao giờ mà danh từ hào hữu lại có thể dịch thành "bọn cường hào gian ác" và "bọn đàn anh giàu có".
Tức là đoạn này đây >> "Trước đây, Bố chính Bắc Ninh trước là Phan Đình Bình dâng sớ tâu : Thuế ruộng định lại, quan cho là thuế quân đều, dân bảo là thu thêm. Lại như thuế ruộng tư mỗi hộc thu thêm 1 bát, dân gian nhiều người nói là nặng khó chịu nổi. Về khoản thu thêm xin thôi. Đến đây bộ Hộ tâu rằng : Từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, ruộng công là của cả dân, mà thuế so ra có phần nặng ; ruộng tư phần nhiều do bọn cường hào gian ác chiếm riêng, mà thuế so ra có phần nhẹ. Đổi làm thuế chia đều, cũng là muốn định ra phép thường, mà cho trong nước không có chính khác nhau ; lệnh thuế chia đều được thi hành, tuy thuế ruộng tư tăng mà thuế ruộng công giảm, tức như ba tỉnh lớn Hải Dương, Nam Định, Hà Nội, dân đều thu nộp, yên lặng không lời nào khác. Thì bảo là thu thêm, chẳng qua chỉ là lời bàn riêng của bọn đàn anh giàu có ở một hạt Bắc Ninh mà thôi. Làm việc nước phải tự có thể cách chính đại công bằng, sao được mọi người vui lòng cả. Huống chi, ruộng tư thu thêm, chứa riêng vào kho công, để phòng chẩn cấp, cũng là một việc cứu năm mất mùa. Xin theo lệ thi hành, để tỏ chính lệnh tin đúng ; đợi sau này kho chứa được nhiều, có nên châm chước miễn cho, sẽ do quan tỉnh ấy xét tâu lên. Vua nghe theo.".
À, bạn đọc luôn đoạn dịch trên rồi đọc lại đoạn dịch của thầy Tsuboi trong sách, thầy hình như dịch hơi thoát và hơi thiếu đúng không bạn ?
Không có nhận xét nào