Hồi sinh viên, tôi nghe giảng viên nói "chính trị là con đĩ". Sau khi nghiên cứu chính trị, tôi hiểu chính trị là tổ chức, quản tr...
Hồi sinh viên, tôi nghe giảng viên nói "chính trị là con đĩ". Sau khi nghiên cứu chính trị, tôi hiểu chính trị là tổ chức, quản trị một cách lịch sự, thanh tao để phát triển. Cách hiểu này trái với lời giảng trước đó của một giảng viên, và đôi khi tôi cứ chê trách cô giáo đó lệch lạc.
Gần đây, tôi hiểu lời đó của cô giáo không lệch lạc, mà phản ánh phổ quang chính trị. Nghĩa là tình trạng, hành vi như lời của cô giáo có tồn tại trong chính trị, nhưng là mặt trái của chính trị: "chính trị là con đĩ"
Mới đây, tổng thống của Mỹ, Donald Trump đã tuýt một đoạn như sau:
"Các trường đại học một ngày nào đó sẽ nghiên cứu những gì cực kỳ mâu thuẫn mà ông Muller và băng đảng những tên côn đồ Đảng dân chủ đã làm để phá hoại nhân dân. Tại sao ông ta đang bảo vệ Hillary lươn lẹo, Comey, Lisa Page và người tình của ông ta, và tất cả những người bạn của ông ta thuộc phe bên kia"
Tôi nghĩ, tính khí như ông Trump, nếu được sinh ra và sinh sống ở Việt Nam thì Trump cũng là người ná ná giang hồ.
Người Nhật và Nam Triều Tiên giành thương hiệu cho tổng thống Trump là "tổng thống gái điếm"
Người Châu Âu dùng từ nhẹ, nhưng có ý nghĩa chính trị và thâm thúy: "Mỹ đang được lãnh đạo bởi một đứa trẻ".
Hiện nay, Liên minh Châu Âu đang thúc đẩy xây dựng quân đội riêng của họ. Điều này thể hiện manh nha kiên quyết qua phát ngôn của tổng thống Pháp rằng "Liên minh Châu Âu phải thiết lập quân đội riêng để đối phó với Nga, Trung Quốc và Mỹ".
Nếu tổng thống Pháp chỉ nói là đối phó với Nga và Trung quốc thì không có gì để bàn, nhưng đang là đồng minh, nhưng Mỹ bị liệt kê vào đối tượng có thể là kẻ thù trong tương lai. Điều đó thể hiện sự suy tính và nhận thức của Liên minh Châu Âu chứ không thể nói đùa bằng cách đó được.
Từ khi làm tổng thống, ông Trump chỉ trích Liên Minh Châu Âu không đóng góp đủ chi phí cho NATO (một khối quân sự chung gồm Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada..) để bảo vệ nhau, cùng nhau chống kẻ thù). Thực ra điều gì cũng có lý do của nó. Người Châu Âu lập luận rằng sức mạnh của NATO chủ yếu phục vụ lợi ích của Mỹ trên toàn cầu, vì vậy Liên minh Châu Âu và ngay cả Mỹ ngầm hiểu Mỹ phải đóng góp nhiều hơn và trên thực tế từ trước đến nay là như vậy.
Bây giờ có một ông tổng thống của Mỹ cho rằng đóng góp như vậy là không công bằng và bêu rếu đồng mình giữa bàn dân thiên hạ.
Vì lời gây chia rẽ của tổng thống Trump và luôn tiện lời chia rẻ đó, người Liên minh Châu Âu muốn có những thứ riêng của họ. Trong thời gian qua, kể cả khi đến Mỹ, tổng thống của Pháp, Macon đã chỉ trích tính chủ nghĩa dân tộc của Mỹ do tổng thống Trump khơi mào. Gần gây, tại Pháp, có mặt của tổng thống Trump, nhưng tổng thống của Pháp, Macon đã tuyên bố "chủ nghĩa dân tộc là phản bội chủ nghĩa yêu nước" với dẫn chứng là trước đây, các cuộc chiến thảm khốc đều xuất phát từ tính chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia như Đức (Hitler), Ý, Nhật...
Bà Merkel, thủ tướng của Đức - quốc gia số một Châu Âu cũng thúc đẩy thành lập quân đội Liên minh Châu Âu.
Tổng thống Trump cũng chỉ là tạm thời, nên không chỉ vì ông Trump mà Liên minh Châu Âu muốn thành lập quân đội riêng, mà là tính tất yếu của sự vận hành giành lợi ích. Mỗi giai đoạn các chủ thể có mối quan hệ, cách hợp tác khác khác với các đối phương. Vì vậy, kẻ thù cũng khác. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới và đặc biệt là hành trình chống lại khối Cộng sản, các quốc gia tư bản đã muốn quy tụ thành sức mạnh và cảm thấy sự quy tụ giữa các quốc gia hiện hành lúc đó là hữu ích, có giá trị to lớn, nhưng thời này, thù địch khó xác định vì sự thù địch ngày nay xuất phát từ lợi ích từ thương mại, đầu tư, tài nguyên thô. Vì vậy, có thể giai đoạn nọ Nga là kẻ thù của Liên minh Châu Âu, Mỹ là đồng minh, nhưng giai đoạn nào đó, Nga lại là bạn của Liên minh Châu Âu, Mỹ có thể là đối thủ cạnh tranh, thậm chí là kẻ thù. Nên nhớ, thù hay bạn luôn xuất phát từ lợi ích. Bạn hay thù xuất phát từ quan điểm, ý thức hệ, thực chất cũng là vì lợi ích. Lợi ích hay bất lợi của thế hệ thời nay xuất phát từ khả năng, cách thức hợp tác về kinh tế.
Trần Đình Thiên
Không có nhận xét nào