Về tục hát sắc bùa Nam Bộ Mình thấy hổm rày trên Facebook có hiện posts về event Diễn Xướng Nam Bộ Kỳ 3 Xướng Khúc Nghênh Xuân - Giới Thiệu ...
Về tục hát sắc bùa Nam Bộ
Mình thấy hổm rày trên Facebook có hiện posts về event Diễn Xướng Nam Bộ Kỳ 3 Xướng Khúc Nghênh Xuân - Giới Thiệu Hát Sắc Bùa Nam Bộ với tấm hình trong bài này đây >>
https://www.facebook.com/culturaldiscourse/photos/gm.332350180876822/1978292035585297/?type=3&theater.
Không hiểu Hát Sắc Bùa là sao chứ mình đọc trong bộ Gia Định Thành Thông Chí Quyển IV Phong Tục Chí, ngài Trịnh Hoài Đức có viết là "Lễ Tết cuối năm ở Nông Nại - Đêm 28 tháng chạp, Na nhân (tục gọi là Nậu sắc bùa) đánh trống mọi, gõ phách, một đoàn năm, mười người đi theo dọc đường, thấy nhà hào phú thì đẩy cửa ngõ vào dán lá bùa nơi cửa, niệm thần chú, rồi nổi trống phách lên, hát những lời chúc mừng, chủ nhà dùng cỗ bàn chè rượu khoản đãi và gói tiền thưởng tạ, xong nhà này lại qua nhà khác, cũng làm như vậy, cho đến trừ tịch mới thôi, ấy là có ý đuổi tà ma, tiễn cũ rước mới."
Nậu Sắc Bùa 耨勅符 chắc có những vị liên quan gì đó tới bùa chú đúng không ? Nên chắc hát sắc bùa cũng cần có bùa để dán lên cửa mới đúng theo phong tục như ngài Trịnh Hoài Đức đưa ra đúng không bạn ?
Mà sao mình thấy bản quảng cáo của event này lại đem ra đâu các cô hát trống cơm ngoài Bắc nhảy múa ra sao mà không có cả lá bùa nào bạn nhỉ ? Hay là hát sắc bùa Nam Bộ không hề có hình thức lá bùa trong đó như cụ Trịnh đã ghi ?
Mà đáng ngờ hơn nữa, là có cả bài viết Hát Sắc Bùa tại đây >> http://www.vjol.info/index.php/tdm/article/viewFile/18615/16463, mà 2 tác giả viết luôn về phương thức hát sắc bùa ra sao.
Nhưng than ôi, mình đọc xong thì xin thưa có 1 câu hỏi mà mình muốn hỏi các tác giả:
1. Họ đọc bộ Gia Định Thành Thông Chí ra làm sao mà lại khẳng định "Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Bộ. Cho nên bộ sách này là viết về cả miền Gia Định hay Nam Bộ xưa. Qua ghi chép trên của Trịnh Hoài Đức cho chúng ta biết tục hát sắc bùa đã có mặt ở Nam Bộ từ thời nhà Nguyễn và được diễn ra vào dịp tết Nguyên Đán. Hệ thống lại căn cứ trên, có thể nhận xét bước đầu "sắc bùa" của người Việt, có nguồn gốc từ "séc pùa" của người Mường - sinh sống ở vùng phía Bắc, được ghi nhận trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước". Trong quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa và sau này do quá trình khai hóa về phía Nam, loại hình này đã được mang theo đến nhiều địa phương khác ..."
Mình đọc mà sửng sốt. Làm thế nào mà trong quyển IV Phong tục Chí của bộ Gia Định Thành Thông Chí, phong tục hát sắc bùa được viết rõ ràng thuộc về phần Lễ Tết Cuối Năm ở Nông Nại mà nó lại thành ra là lễ hát sắc bùa nào đó lấy từ nguồn gốc "séc pùa" của người Mường ở đâu tuốt ngoài Bắc ? Hình như Nông Nại là thuộc phần người Minh Hương mà đúng không ? Mà trong luôn phần này, ngài Trịnh Hoài Đức còn phân biệt lễ ở Nông Nại, lễ ở Gia Định mà.
Và mình không hiểu phần hát sắc bùa Phú Lễ ở Bến Tre ra sao vì thấy mạng viết nhiều lắm, nhưng Hát Sắc Bùa mà không có lá bùa dán trước cửa có còn là hát sắc bùa không ? Hay thời nay người ta hát sắc bùa theo kiểu hiện đại, không liên quan gì đến sắc bùa nữa ?
Nên ví dụ có bạn nào biết gì về Hát Sắc Bùa thời xưa ra sao, xin bạn cho mình biết.
À, và sẵn luôn, mình người Tàu, nghe má mình kể là thời xưa ở Việt Nam (Sài Gòn / miền Trung), người Tàu khi tới Tết, những người trẻ thường hay tụm năm tụm ba, mặc áo đẹp rồi rủ nhau đi hát đi hò từng nhà trong xóm, có khi đem theo trống nhỏ để đánh, có phèn la gì nữa, chủ nhà tươi cười mời vô, cho ăn bánh uống nước rồi có lì xì nữa. Mình không biết đó có là hát sắc bùa không nhưng chắc đó là phong tục người Tàu, chứ không phải là người Tàu học lại từ người Mường nào ngoài Bắc đâu bạn nhỉ ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
P.S: À, mình đang viết về hát sắc bùa Nông Nại được viết trong bộ Gia Định Thành Thông Chí bạn há, chứ không là hát sắc bùa ngoài miền Trung hay ngoài Bắc rồi ai đó úp vô luôn là hát sắc bùa Nam Bộ.
Không có nhận xét nào