Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM VÀO CUỘC CHƠI CPTPP ĐẦY MẠO HIỂM

Việt Nam và cuộc chơi CPTPP đầy mạo hiểm.    Hôm 2/11/2018, anh Trọng ( không biết nên gọi là Chủ tịch nước hay Tổng Bí thư nữa) đã đọc tờ t...

Việt Nam và cuộc chơi CPTPP đầy mạo hiểm.

   Hôm 2/11/2018, anh Trọng ( không biết nên gọi là Chủ tịch nước hay Tổng Bí thư nữa) đã đọc tờ trình lên quốc hội về phê chuẩn hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Thấy giật mình là anh Trọng diễn giải các vấn đề về kinh tế như thật. Thực sự rất ngỡ ngàng. Trong bài này Nam chỉ nói về vấn đề được mất trong kinh tế, còn các mặt khác không bận tâm làm gì cả.



    Trong hồ sơ sự nghiệp của anh Trọng không hề có một chút sự nghiệp , bằng cấp nào liên quan đến kinh tế mà chỉ toàn chính trị Marx- Le và các công việc liên quan đến tuyên giáo, lí luận. Vậy mà từ khi lên chức Chủ tịch nước là anh nhảy một phát vào cái hiệp định thương mại khá lớn này. Thực sự không hiểu là anh ấy có hiểu gì về cái CPTPP này không nữa. Về được và mất của Việt Nam trong cái hiệp định này. Bởi vì đây là một sân chơi lớn, hội nhập rất sâu và cắt giảm thuế rất nhiều. Anh Trọng không biết có nghĩ về vấn đề sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam với các nước trong hiệp định này không nhỉ? Hầu hết các nước là những nước có nền sản xuất rất tiến tiến, sức cạnh tranh vượt trội trên trường quốc tế, bỏ xa nền sản xuất của Việt Nam. Nếu cắt giảm thuế thì sức cạnh tranh trong nước có đủ lực không? Và không biết anh Trọng đã có giải pháp nào cho nền sản xuất trong nước nâng cao sức cạnh tranh hay chưa? Hay có nghĩ đến việc nền sản xuất của quốc gia mình bị chết yểu vì thiếu sức cạnh tranh khi gia nhập CPTPP hay không.
Có thể có lợi thế về xuất khẩu nhưng về thị trường nội địa thì khá là bất lợi. Điều này tác động rất lớn đến nền sản xuất trong nước. Bởi vì muốn cạnh tranh được với các nước thì phải thay đổi rất mạnh. Sẽ không ít những doanh nghiệp phục phải lâm vào tình cảnh bi đát nếu không không đủ khả năng thay đổi, nâng cấp. Hội nhập là tốt, cắt thuế là tốt vì giá cả hàng ngoại sẽ giảm rất nhiều và có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên anh Trọng nên cân nhắc vấn đề năng lực cạnh tranh yếu mà đã bơi ra đại dương sóng lớn. Và vấn đề đảm bảo nguồn thu ngân sách nữa. Không biết Việt Nam sẽ trụ được ở hiệp định TPTPP bao lâu nữa hay là sớm rút khỏi.

    Qua việc hội nhập này thì chúng ta thấy rằng đây là một bước đi liều linh, đầy mạo hiểm của bên Việt Nam. Nam chưa thấy được sự chuẩn bị kỹ càng và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong cuộc chơi này. Và mục đích Việt Nam gia vào cuộc chơi này chỉ nhăm nhe cái vấn đề mở rộng thì trường xuất khẩu như : Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và một số mặt hàng lặt vặt chứ không có gì đặc sắc cả.

Nguyễn Việt Nam

Không có nhận xét nào