6 SỰ KIỆN GIÁO DỤC TỐT LÀNH NĂM 2018 1. Cuộc chiến trên thương trường giáo dục bùng nổ qua sự kiện dân mạng tấn công Hồ Ngọc Đại. Lý do đơn ...
6 SỰ KIỆN GIÁO DỤC TỐT LÀNH NĂM 2018
1. Cuộc chiến trên thương trường giáo dục bùng nổ qua sự kiện dân mạng tấn công Hồ Ngọc Đại. Lý do đơn giản, sách giáo khoa thực nghiệm lần đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép in song song cùng với sách chính thống trong chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa làm cho bọn độc quyền sách giáo khoa nổi khùng giật dây dân mạng tấn công bộ sách này. Một hệ thống trường thực nghiệm tồn tại 40 năm với bao nhiêu thế hệ học sinh, lừng danh đến mức dân Hà Nội xô đổ cổng trường để nộp hồ sơ cho con em vào học, nhưng những quyển sách của nó lại bất ngờ bị mấy anh xe ôm mang ra mạt sát, sỉ nhục, kéo theo các giáo sư tiến sĩ có tên tuổi cũng nhảy ra chửi hùa. Đó là thông tin tốt lành nhất trong năm khi nó phản ánh mặt bằng dân trí Việt Nam: trình độ xe ôm đã được nâng lên ngang hàng giáo sư tiến sĩ.
2. Trường Đại học Cần Thơ tiên phong đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường thực hành thông qua trò chơi giáo dục giới tính. Thay bằng để trẻ dẫn nhau vào nhà nghỉ lén lút, học sinh có thể thực hành công khai tại sân trường bằng trò trai gái ôm nhau lộn vòng như cách giao hoan của dân tộc thiểu số trên nhà sàn. Thông tin này cũng rất tốt lành vì đảm bảo duy trì bản sắc văn hóa của người đồng bào anh em, tránh bị lai căng văn minh phương Tây với những thú vui đồi trụy.
3. Nhà giáo lần đầu tiên được mang nhiều danh hiệu: giáo quỳ, giáo câm, giáo giẻ lau, giáo đéo, giáo tát, giáo bú kẹc, giáo hiếp dâm, giáo ma túy. Danh hiệu cao quý nhất thuộc về thầy hiệu trưởng cho học sinh bú kẹc để thể hiện tình thương yêu vô hạn đối với học sinh. Vậy là trong vòng mấy tháng cuối năm, giáo dục Việt Nam đã trình chiếu đủ các thể loại phim hiện đại có thể dự giải Oscar: bạo lực, kinh dị, mafia và cả sexy. Thông tin này vô cùng tốt lành vì giáo dục không còn là giáo đường đóng kín mà là một hệ thống mở với tinh thần hội nhập rất tốt với mọi cặn bã của đời sống xã hội. Những gì ngoài xã hội không xa lạ với giáo dục.
4. Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức Chu Hảo bị trị tội "tự diễn biến" khi cho xuất bản sách đa chiều, trái với chủ trương và đường lối chính thống. Việc trị tội Chu Hảo có ý nghĩa răn đe ngành giáo dục về việc dạy học và tiếp thu tri thức, tư tưởng ngoài hệ thống XHCN. Thông tin này cực kỳ tốt lành khi nó chặn đứng tư tưởng nhập ngoại giáo trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cảnh cáo các quan chức, đảng viên nướng tiền tỉ cho con em của mình đi du học ở nước tư bản thối nát.
5. Tinh thần bóng đá và thi hoa hậu được đưa vào đề thi các môn Ngữ văn, Hóa học, Vật lý. Những tấm gương Park Hang Seo, Trần Quang Hải, H'Hen Niê được đưa vào nhà trường như những tấm gương tiêu biểu thay những tấm gương cũ để gợi cảm hứng cho học sinh học tập và làm theo. Thông tin này làm cho môi trường giáo dục hết sức trong lành vì nhờ nó, những cặn bã và tiêu cực của xã hội được thanh lọc ra khỏi bộ não của tuổi trẻ. Giáo dục nhờ có thêm bóng đá và hoa hậu mà tri thức trở nên hấp dẫn và có tính đa chiều thay vì chỉ nhồi sọ một chiều chữ nghĩa và tri thức khoa học.
6. Nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn đạo văn kỉ lục, đến mức không có công trình nào không đạo văn. Dù bị tố giác đã 10 năm với chứng cứ rành rành, nhưng Hội đồng giáo sư các cấp vẫn kiên quyết không xử lý. Lý do không xử lý không được đưa ra, vì chính hội đồng giáo sư công nhận học hàm cho ông Tồn cũng bị tố giác đạo văn. Vì không công khai lý do, nên dư luận đoán mò, rằng đạo văn là do đạo mẫu mà thành. Mà đạo mẫu là đặc sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận và cần phải bảo tồn. Đây là thông tin tốt lành nhất trong giáo dục, vì hiện tượng đạo văn phản ánh sâu sắc bản chất giáo dục của ta thuộc nền giáo dục giữ gìn bản sắc tốt nhất với giáo lý bất di bất dịch của Đạo Mẫu truyền thống.
Chu Mộng Long
Không có nhận xét nào