Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÀ NẴNG NHỮNG NGÀY MƯA ...VÀ DÒNG TÂM TRẠNG RẤT HAY CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG NHỮNG NGÀY MƯA ...VÀ DÒNG TÂM TRẠNG RẤT HAY CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ ĐÀ NẴNG Đà Nẵng ngày xưa có khá nhiều đầm lầy, ao hồ. Đường Đông Tây -...

ĐÀ NẴNG NHỮNG NGÀY MƯA ...VÀ DÒNG TÂM TRẠNG RẤT HAY CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng ngày xưa có khá nhiều đầm lầy, ao hồ. Đường Đông Tây - Bắc Nam tức Nguyễn Văn Linh - Hàm Nghi - Lê Đình Lý bây giờ là một khu vực điển hình. Phía Nam thành phố có phường Hòa Cường, phía sau lưng đường Núi Thành, kéo dài từ khu Tiểu La đến khu Nhà Máy Điện Cơ cũ, nay là đoạn Xô Viết Nghệ Tĩnh vốn là một bầu nước khổng lồ. Còn nhớ, ngày xưa vào nhà một người bạn chơi, đi hết Tiểu La là vòng vèo trong mấy khu nhà chồ trong đó có khi quên mất đường ra.

Sau 1997, Đà Nẵng chuyển mình trở thành thành phố phát triển sôi động thuộc hàng nhất cả nước. Khá nhiều khu đất hoang sơ trước kia như Cẩm Lệ, dọc bờ đông Sông Hàn, đầm Đại Địa Bảo (cuối Nại Hiên Đông, khu vực nhà chung cư nhiều nhiều), biển Thuận Thành, và hai khu đầm lầy mênh mông nói trên bỗng chốc được phố hóa. Những dự án phá núi lấp sông mang dấu ấn vĩ đại của người dân và chính quyền Đà Nẵng. Không còn những khu nhà ổ chuột nhếch nhác, không còn những hộ dân nghèo đến không xây nổi nhà vệ sinh, Đà Nẵng chuyển mình trở thành một đô thị sầm uất với những khu dân cư mới mọc lên thật khang trang sạch sẽ.

Không phải tự nhiên mà tôi nhắc đến những khu vực nói trên. Trước đây, những nơi đó vốn là những vùng đệm thoát nước tạm của cả thành phố khi gặp mưa lớn. Ngày trước, nói Đà Nẵng bị ngập chắc hẳn rất nhiều người cảm thấy buồn cười. Sinh sống ở đây gần 40 năm nay, cá nhân tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh ngập nước trên diện rộng như bây giờ.

Không phải tôi phản đối việc san lấp, nâng nền ở những khu vực nói trên, nó thực sự đã mang lại cho Đà Nẵng một bộ mặt rất khác so với trước đây cũng như so với những thành phố trẻ khác ở Việt Nam. Từng có thời điểm, hơn 70% thu ngân sách của thành phố dựa vào phân lô bán nền, tôi đánh giá đó là một việc làm tích cực, mang lại những lợi ích thiết thực không thể chối cãi.

Còn nhớ, cơn mưa lũ lịch sử đầu những năm 2000, nước sông dâng cao, chỉ có khu vực đường Thăng Long, Trương Chí Cương làm bị ngập. Nhà một người quen của tôi ở đường Trương Chí Cương, chỉ trong vòng hai tiếng ngắn ngủi, nước đã lên đến nửa tầng một. Cá biệt, nhà một người bạn ở gần sông hơn, cả nhà đóng cửa đi SG chơi hết, đến lúc về thì gần như tất cả vật dụng đều chìm trong biển nước.

Rồi một ngày, toàn bộ vùng trũng cuối cùng của thành phố là Hòa Xuân cũng hòa mình vào dòng chảy của cơn lốc đô thị hóa. Hàng nghìn lượt xe ben mỗi ngày đều đặn chở đất đổ vào đây, dự án sau cao hơn dự án trước. Đà Nẵng gần như không còn chỗ thoát nước cục bộ mỗi khi có mưa lớn.

Hậu quả thế nào thì bây giờ ai cũng thấy rõ.

Bài học của thành phố Hồ Chí Minh ở ngay trước mắt nhưng không ai học hỏi. ĐN đi sau khá xa, nhưng rồi cũng dẫm vào đúng vết xe đổ ấy. Tệ hại hơn, ở ngay sát sông, sát biển nhưng nội đô thành phố vẫn bị ngập.Trong cơn say máu phân lô bán nền, thành phố này mang đầy đủ tư duy của một anh trọc phú mới nổi, cố xây cho mình một ngôi nhà thật khang trang, thật đẹp đẽ nhưng lại chẳng có nhà vệ sinh, đại ý là lo chỗ ăn nhưng không lo chỗ ị.

Đằng sau chuyện quy hoạch của Đà Nẵng có khá nhiều câu chuyện bi hài nhưng không tiện nêu ra đây. Rốt cuộc, từ một thành phố xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi đến mức kinh ngạc, Đà Nẵng đã tự phá hủy tất cả những ưu thế to lớn nhất của mình, về cảnh quan, về địa lý, về khí hậu cũng như cả lòng người.

Tất cả cũng bởi cái tư duy phân lô, bán nền.

Con người cứ nghĩ rằng họ có thể lấy sức mình đạp sức thiên nhiên. Thế nhưng, có vẻ như tất cả đã lầm

Lê Trí




Không có nhận xét nào