Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÀI DIỄN VĂN CỦA NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ MIKE POMPEO PHÁT BIỂU TẠI BRUSSELS (BỈ) NGÀY 4/12/2018

BÀI DIỄN VĂN CỦA NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ MIKE POMPEO PHÁT BIỂU TẠI BRUSSELS (BỈ) NGÀY 4/12/2018 Dưới đây là bài diễn văn của Ngoại trưởng Mỹ Mik...

BÀI DIỄN VĂN CỦA NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ MIKE POMPEO PHÁT BIỂU TẠI BRUSSELS (BỈ) NGÀY 4/12/2018

Dưới đây là bài diễn văn của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ) ngày 4/12/2018.

Bài diễn văn tuy đứng trên phương diện nêu quan điểm của Hoa Kỳ đối với tình hình chung thế giới, nhưng thực chất bài diễn văn nghiêng về phân tích chi tiết các vấn đề nổi cộm đang tồn tại ở các Châu lục và các quốc gia trên thế giới. Bài diễn văn cũng đã công khai nêu lên quan điểm của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, Iran, Nga, Bắc Hàn và các nước ở Châu Mỹ như Venezuela, Cuba và Nicaragua. Qua đó đưa ra sự phân tích tình hình cũng như nêu lên các chính sách của Hoa Kỳ đã và đang thực hiện đối với các vần đề đang tồn tại ở các khu vực cũng như ở các quốc gia mà Hoa Kỳ đã chỉ rõ.

Mời ví quý vị đọc qua bài diễn văn phân tích tình hình chính trị thế giới rất có giá trị của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dưới đây.

BẢN DỊCH VIỆT NGỮ

Cảm ơn, Ian, về phần giới thiệu. Chào buổi sáng đến tất cả quý vị; cảm ơn vì đã tham gia cùng tôi hôm nay. Thật tuyệt vời khi được ở nơi tuyệt đẹp này, chúng ta có cơ hội để tạo ra một bài diễn thuyết nhận xét về những việc quý vị đang làm, những vấn đề phải đương đầu với Quỹ Marshall cũng như các vấn đề cần đương đầu trong khu vực của chúng ta.

Trước khi tôi bắt đầu ngày hôm nay với bài diễn văn chính thức của tôi, tôi sẽ trở nên vô cùng tắc trách nếu tôi không dành một phần thưởng xứng đáng cho tổng thống đời thứ 41 của Mỹ, ông George Herbert Walker Bush. Ông ấy là một người mà hầu hết tất cả quý vị đều biết. Ông là một nhà dân chủ kiên định trên toàn thế giới - Đầu tiên là một phi công chiến đấu trong Thế chiến II, sau đó là một nghị sĩ. Ông là đại sứ của Liên Hiệp Quốc, và sau đó là Đặc phái viên Đại sứ quán Trung Quốc. Sau đó ông ấy có công việc như tôi đã làm với tư cách là giám đốc của CIA, mà tôi đã làm lâu hơn ông ấy. Sau đó, ông là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.

Tôi biết nhiều điều về ông ấy. Ông là một người anh trai tuyệt vời, một người cha, một người ông và một người Mỹ rất đáng tự hào. Thật vậy, Mỹ là quốc gia duy nhất mà ông ấy yêu hơn cả Texas (Texas là quê hương của ông Bush).

Những người đã xây dựng lại văn minh phương Tây sau Thế chiến II, giống như người tiền nhiệm của tôi, Ngoại trưởng Marshall, biết rằng chỉ có một sự lãnh đạo mạnh mẽ của nước Mỹ, hòa đồng với bằng hữu và đồng minh, mới có thể đoàn kết các quốc gia chủ quyền trên toàn thế giới.

Vì thế chúng ta đã ký lập các thể chế mới để khôi phục Châu Âu và Nhật Bản, để ổn định tiền tệ và thúc đẩy thương mại. Tất cả chúng ta đã đồng sáng lập NATO để bảo đảm an ninh cho bản thân và đồng minh. Chúng ta bước vào các hiệp ước nhằm hệ thống hóa các giá trị phương Tây là tự do và nhân quyền.

Chúng ta đã tập hợp cùng nhau tạo ra các tổ chức đa phương để cổ súy hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia. Chúng ta đã làm việc chăm chỉ - thực sự là vậy, một cách không mệt mỏi - để duy trì lý tưởng Phương Tây bởi, như Tổng thống Trump đã nói rõ trong bài phát biểu tại Warsaw, mỗi một lý tưởng này đều xứng đáng được tồn tại.

Sự lãnh đạo của Mỹ cho phép chúng ta hưởng thụ sự phát triển tốt nhất của con người trong lịch sử hiện đại. Chúng ta chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh. Chúng ta có được hòa bình. Với nỗ lực không nhỏ của Tổng thống George HW Bush, chúng ta thống nhất nước Đức. Đây là kiểu lãnh đạo mà Tổng Thống Trump đang dũng cảm khôi phục.

“Nhưng sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chúng ta đã để cho trật tự tự do này bị xói mòn. Chủ nghĩa đa phương được xem đã kết thúc bản thân nó. Càng ký nhiều hiệp ước, chúng ta sẽ càng an toàn. Càng nhiều quan chức, công việc càng được làm tốt hơn. Điều đó có bao giờ đúng không? Câu hỏi trung tâm mà chúng ta đối mặt là liệu cái hệ thống đang được cơ cấu như nó tồn tại hôm nay có hiệu quả hay không? Nó có phục vụ tất cả người dân trên thế giới hay không?”

Hôm nay tại Liên Hiệp Quốc, các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình kéo dài đến hàng thế kỷ nhưng không tiến thêm được bước nào tới hòa bình. Các hiệp ước khí hậu của  Liên Hiệp Quốc được một số nước coi là phương tiện nhằm tái phân phối của cải. Sự thiên vị chống Israel đã được thể chế hóa. Các nước lớn trong khu vực thông đồng với nhau để bỏ phiếu cho những nước như Cuba và Venezuela vào hội đồng nhân quyền. Liên Hiệp Quốc được thành lập như một tổ chức chào đón các quốc gia yêu hòa bình. Tôi hỏi quý vị: Hôm nay, nó có còn thủy chung tiếp tục phục vụ sứ mệnh này hay không?

Ở phía Tây bán cầu, Tổ chức Các nước Châu Mỹ đã làm được gì để thúc đẩy 4 trụ cột của nó là dân chủ, nhân quyền, an ninh và phát triển kinh tế, trong một vùng có những quốc gia như Cuba, Venezuela và Nicaragua?

Tại Châu Phi, Liên minh Châu Phi có thúc đẩy lợi ích chung của các nước thành viên hay không?

Đối với cộng đồng kinh doanh, nơi mà từ đó tôi đến, hãy cân nhắc điều này: Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế được giao sứ mệnh giúp tái xây dựng các khu vực bị chiến tranh tàn phá và thúc đẩy đầu tư, phát triển. Hôm nay, những tổ chức này thường xuyên giúp đỡ các quốc gia quản lý kinh tế sai lệch, khắt khe và ngăn cấm sự phát triển, nở rộ của lĩnh vực kinh tế tư nhân.

Tại đây, Brussels, Liên minh Châu Âu và những người tiền nhiệm của nó đã mang tới sự thịnh vượng to lớn cho toàn bộ châu lục. Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, và chúng tôi thu lợi ích to lớn từ thành công của các bạn. Nhưng Brexit là gì nếu không phải một tiếng gọi thức tỉnh. EU có đang bảo đảm lợi ích của các thành viên và công dân của họ có được đặt lên trên những quan chức quan liêu ở Brussels hay không?

Đây là những câu hỏi hợp lý. Điều này dẫn tới ý kiến tiếp theo của tôi: Các nhân tố xấu đã lợi dụng sự thiếu vắng lãnh đạo của chúng tôi để trục lợi. Đây là quả độc do sự rút lui của Mỹ gây nên. Tổng thống Trump quyết tâm đảo ngược nó.

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không dẫn tới một sự tôn trọng nền dân chủ và ổn định trong khu vực; nó dẫn đến đàn áp chính trị nhiều hơn và kích động khu vực gia tăng. Chúng ta đã chào đón Trung Quốc bước vào trật tự tự do, nhưng chưa bao giờ giám sát hành động của họ.

Trung Quốc đã thường xuyên lợi dụng các lỗ hổng của tổ chức Thương mại Thế giới, áp đặt các giới hạn thị trường, cưỡng ép chuyển giao công nghệ và ăn cắp tài sản trí tuệ. Họ biết rằng ý kiến của thế giới là vô hiệu để ngăn sự vi phạm nhân quyền kiểu Orwellian của họ.

Iran không bước vào cộng đồng các quốc gia thế giới sau khi ký hiệp ước hạt nhân; họ đã trải rộng những khoản tiền mới có được cho khủng bố và độc tài.

Tehran đã giam cầm nhiều con tin người Mỹ, và Bob Levinson đã mất tích ở đó 11 năm. Iran đã trắng trợn bất kể đến nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Liên Hiệp Quốc nói dối trước thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử về chương trình hạt nhân của mình, và né tránh chế tài của Liên Hiệp Quốc. Trong tuần qua, Iran đã thử bắn một tên lửa đạn đạo, vi phạm Nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An LHQ.

Đầu năm nay, Tehran sử dụng Hiệp ước Hữu nghị Mỹ-Iran để đưa ra các cáo buộc vô căn cứ chống lại Mỹ trước Tòa Công lý Quốc tế.

Nga. Nga không tôn trọng các giá trị phương tây như tự do và hợp tác quốc tế. Thay vào đó, họ đàn áp các tiếng nói đối lập và xâm phạm các quốc gia có chủ quyền là Georgia và Ukraine.

Moscow cũng đã triển khai chất độc thần kinh quân sự tại nước ngoài, ngay ở đây trên đất Châu Âu, vi phạm Công ước Vũ khí hóa học mà họ là một thành viên. Và như tôi sẽ nói chi tiết sau trong ngày hôm nay, Nga đã vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung trong nhiều năm.

Danh sách này còn tiếp tục dài. Chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với trật tự thế giới hôm nay để vẽ con đường tương lai. Đó là cái mà Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ gọi là “chủ nghĩa thực tế có nguyên tắc.” Tôi thì muốn nói tới nó là “lẽ thường”.

Mỗi quốc gia phải thực sự công nhận trách nhiệm của mình đối với người dân và đặt câu hỏi liệu trật tự quốc tế hiện nay có phục vụ lợi ích của nhân dân nhiều như nó có thể. Và nếu không, chúng ta phải làm cho đúng lại như thế nào?

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chúng tôi không từ bỏ vị thế lãnh đạo hoặc bỏ rơi bằng hữu trong hệ thống quốc tế. Thực ra là ngược lại. Hãy nhìn vào một ví dụ là con số các quốc gia đã hiệp lực cùng chúng tôi trong chiến dịch gia tăng áp lực lên Bắc Hàn. Không một quốc gia nào khác có thể tập hợp hàng chục nước từ mọi ngóc ngách của trái đất như thế, để áp đặt chế tài lên chế độ Bình Nhưỡng.

Các cơ quan quốc tế phải trợ giúp củng cố sự hợp tác nhằm thúc đẩy an ninh và các giá trị của thế giới tự do, hoặc họ phải bị cải tổ hoặc tiêu diệt.

Khi một hiệp ước bị phá vỡ, kẻ phá luật phải bị trừng phạt, hiệp ước đó phải được sửa đổi hoặc xóa bỏ. Nói suông là vô nghĩa.

Do đó chính quyền chúng tôi luôn rút khỏi hoặc tái đàm phán các hiệp ước, thỏa thuận thương mại lỗi thời, có hại một cách đúng luật, hoặc các thỏa thuận quốc tế mà không phục vụ lợi ích quốc gia, hoặc lợi ích của đồng minh.

Chúng tôi đã thông báo ý định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, bởi không có điều khoản tốt hơn cho Hoa Kỳ. Thỏa thuận hiện tại sẽ chỉ rút tiền của người nộp thuế Mỹ và làm giàu cho những kẻ gây ô nhiễm như Trung Quốc.

Ở Mỹ, chúng tôi tìm ra một giải pháp tốt hơn, chúng tôi nghĩ đó là một lời giải tốt hơn cho thế giới. Chúng tôi đã cởi trói cho các công ty năng lượng để họ tự do sáng tạo và cạnh tranh, nhờ đó phát thải carbon của chúng tôi đã giảm đáng kể.

Chúng tôi đã rút khỏi thỏa thuận Iran, bởi vì, ngoài nhiều thứ khác, các hành động bạo lực và làm bất ổn của Tehran đã phá hoại tinh thần của thỏa thuận và đặt an toàn của người Mỹ và đồng minh vào rủi ro. Theo đó, chúng tôi đang dẫn dắt đồng minh kiềm chế tham vọng cách mạng của Iran và chấm dứt chiến dịch khủng bố toàn cầu của Iran. Và chúng ta không cần một thể chế quan chức mới để làm điều đó. Chúng ta cần tiếp tục phát triển một liên minh để đạt được mục tiêu là bảo vệ người dân tại Trung Đông, Châu Âu và toàn thế giới an toàn khỏi mối đe dọa Iran.

Mỹ cũng đã đàm phán lại hiệp ước NAFTA để thúc đẩy lợi ích của người lao động Mỹ. Tổng thống Trump tự hào ký Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tại G20 tuần trước tại Buenos Aires, và vào Thứ Sáu sẽ đệ trình lên Quốc hội, cơ quan chịu trách nhiệm trước người dân Mỹ.

Hiệp ước mới cũng bao hàm các điều khoản tái đàm phán, bởi vì không có hiệp ước nào là phù hợp mãi mãi.

Chúng tôi cũng khuyến khích các đối tác G20 cải tổ WTO và họ đã có bước đi đầu tiên tốt đẹp tại Buenos Aires tuần trước.

Lúc trước, tôi đã nói về World Bank và IMF. Chính quyền Trump đang làm việc để tái tập trung vào các thể chế này, vào các chính sách thúc đẩy thịnh vượng kinh tế, ngừng cho vay tới các quốc gia vốn đã có thể tự tiếp cận với thị trường vốn quốc tế như Trung Quốc và gây áp lực giảm việc trao tặng tiền bạc của người nộp thuế cho các ngân hàng phát triển vốn đã hoàn toàn có thể tự gọi vốn tư nhân.

Chúng tôi cũng có hành động lãnh đạo thực sự để ngăn chặn các phiên tòa quốc tế không tốt, giống như Tòa án Hình sự Quốc tế, trong việc phá hoại chủ quyền của chúng tôi cũng như chủ quyền của các bạn và tự do. Văn phòng công tố của tòa án này đã cố gắng mở cuộc điều tra vào giới chức Mỹ có liên hệ với cuộc chiến Afghanistan. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi bước đi cần thiết để bảo vệ công dân, các đồng minh trong NATO đã kề vai chiến đấu với chúng tôi tại Afghanistan chống lại việc bị truy tố bất công. Bởi vì chúng tôi biết rằng nếu điều đó có thể xảy ra với công dân của chúng tôi, nó có thể với công dân của các bạn. Câu này có xứng được hỏi hay không: Liệu tòa Hình sự Quốc tế tiếp tục phụng sự mục đích ban đầu mà nó được tạo ra hay không?

Hai năm đầu của Chính quyền Trump đã thể hiện rằng Tổng thống Trump sẽ không làm suy yếu các tổ chức này, ông cũng không từ bỏ vị thế lãnh đạo của Mỹ. Trái lại. Trong truyền thống tốt đẹp nhất của nền dân chủ vĩ đại của chúng tôi, Mỹ đang tập hợp các quốc gia cao quý trên thế giới để xây dựng một trật tự tự do mới nhằm ngăn cản chiến tranh và đạt được thịnh vượng cho tất cả.

Chúng tôi ủng hộ các tổ chức mà chúng tôi tin có thể được cải thiện; các tổ chức hoạt động vì lợi ích Mỹ - và các tổ chức của các bạn - phục vụ lợi ích chung của chúng ta.

Chẳng hạn tại đây, Bỉ năm 1973, ngân hàng từ 15 quốc gia đã thành lập SWIFT để phát triển tiêu chuẩn chung nhằm thanh toán qua biên giới, và hiện giờ nó là một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu.

SWIFT gần đây đã loại các ngân hàng Iran bị chế tài ra khỏi nền tảng của mình bởi những rủi ro không thể chấp nhận mà họ gây ra cho toàn bộ hệ thống. Đây là một ví dụ hoàn hảo cho sự lãnh đạo của Mỹ, phối hợp cùng với một tổ chức quốc tế trong một hành động có trách nhiệm.

Một ví dụ khác: Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, do 11 quốc gia ký dưới sự dẫn dắt của chính quyền Bush nhằm ngăn chặn buôn lậu vũ khí. Sáng kiến này đã phát triển lên 105 quốc gia chính thức và không nghi ngờ gì nó đã làm thế giới an toàn hơn.

Và tôi không thể quên, đứng ở đây là một trong những tổ chức quốc tế quan trọng nhất - tổ chức sẽ tiếp tục phát triển với sự lãnh đạo Mỹ. Trong chuyến công du đầu tiên của tôi, vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng, tôi đã tới đây để thăm các đồng minh NATO. Tôi sẽ lặp lại điều vừa nói sáng nay rằng NATO là một tổ chức không thể thay thế. Tổng thống Trump muốn tất cả mọi người chi trả công bằng để chúng ta có thể ngăn cản kẻ thù và bảo vệ người dân của tất cả chúng ta.

Để làm được điều đó, tất cả đồng minh NATO phải làm việc để làm mạnh hơn lực lượng đã là liên minh quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử.

Chưa từng có một liên minh mạnh mẽ, hòa bình như thế này, và lịch sử chúng ta phải tiếp tục.

Để làm được thế, tôi vui mừng thông báo rằng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp các đồng nghiệp ngoại trưởng tại Washington vào tháng 4 sang năm, nơi chúng ta sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập NATO.

Khi bài phát biểu này sắp kết thúc, tôi muốn lặp lại điều mà George Marshall đã nói với Đại hội đồng v Liên Hiệp Quốc vào lúc nó thành lập năm 1948. Ông nói “các tổ chức quốc tế không thể chen ngang vào nỗ lực cá nhân hoặc quốc gia hoặc của những ước mơ của địa phương hoặc riêng lẻ; một hành động quốc tế không thể thay thế cho sự tự giúp mình".

Đôi khi, không dễ để bỏ qua cái gọi là nguyên trạng, để gọi mặt chỉ tên cái mà chúng ta đều thấy nhưng từ chối nói về chúng. Nhưng một cách thẳng thắn, nếu không làm vậy, quá nhiều thứ có thể bị mất đối với tất cả chúng ta trong khán phòng này. Đây là thực tế mà Tổng thống Trump rất hiểu.

Giống như thế hệ của George Marshall đã hy sinh mạng sống cho một ước vọng về một thế giới tự do và an toàn, chúng tôi kêu gọi quý vị hãy trang bị sự dũng cảm như thế. Lời kêu gọi này là đặc biệt cấp bách – đặc biệt là trong hoàn cảnh những mối đe dọa chúng ta phải đối mặt từ những quốc gia hùng mạnh và các nhân tốt xấu, những người sở hữu tham vọng tái tạo trật tự thế giới theo hình ảnh phi tự do của họ.

Hãy làm việc cùng nhau để bảo vệ thế giới tự do, để nó tiếp tục phục vụ lợi ích của nhân dân, nơi mà mỗi chúng ta đều chịu trách nhiệm.

Hãy cùng tạo ra những tổ chức quốc tế nhanh gọn, tôn trọng chủ quyền quốc gia, thực hiện sứ mệnh như chúng được tạo ra và tạo ra giá trị cho trật tự tự do của thế giới.

Tổng thống Trump hiểu một cách sâu sắc rằng khi Mỹ dẫn đầu, tự do và thịnh vượng gần như chắc chắn sẽ theo sau.

Ông biết nếu Mỹ và đồng minh Châu Âu không dẫn dắt, những người khác sẽ làm điều này.

Nước Mỹ sẽ, như nó luôn là, tiếp tục nỗ lực cùng đồng minh trên thế giới, vì một trật tự tự do mà mỗi công dân của thế giới đều xứng đáng sống trong đó.

Cảm ơn quý vị vì đã tham gia cùng tôi hôm nay. Cầu Chúa phù hộ tất cả quý vị. Xin cảm ơn.

NGUYÊN VĂN BÀI DIỄN VĂN BẰNG ANH NGỮ

Michael R. Pompeo 
Secretary of State
German Marshall Fund
Brussels, Belgium
December 4, 2018

SECRETARY POMPEO: Thank you, Ian, for the kind introduction. Good morning to all of you; thank you for joining me here today. It’s wonderful to be in this beautiful place, to get a chance to make a set of remarks about the very work that you do, the issues that confront the Marshall Fund and confront our region as well.
Before I start today with my formal remarks, it would be – I would be enormously remiss if I did not pay a well-deserved tribute to America’s 41st president, George Herbert Walker Bush. He was a – many of you know him. He was an unyielding champion of freedom around the world — first as a fighter pilot in World War II, later as a congressman. He was the ambassador to the United Nations, and then an envoy to China. He then had the same job I had as the director of the CIA – I did it longer than he did. He was then the vice president under Ronald Reagan.

I got to know him some myself. He was a wonderful brother, a father, a grandfather, and a proud American. Indeed, America is the only country he loved more than Texas. (Laughter.)

I actually think that he would be delighted for me to be here today at an institution named after a fellow lover of freedom, George Marshall. And he would have been thrilled to see all of you here, such a large crowd gathered who are dedicated to transatlantic bonds, so many decades after they were first forged.

The men who rebuilt Western civilization after World War II, like my predecessor Secretary Marshall, knew that only strong U.S. leadership, in concert with our friends and allies, could unite the sovereign nations all around the globe.

So we underwrote new institutions to rebuild Europe and Japan, to stabilize currencies, and to facilitate trade. We all co-founded NATO to guarantee security for ourselves and our allies. We entered into treaties to codify Western values of freedom and human rights.

Collectively, we convened multilateral organizations to promote peace and cooperation among states. And we worked hard – indeed, tirelessly – to preserve Western ideals because, as President Trump made clear in his Warsaw address, each of those are worth preserving.

This American leadership allowed us to enjoy the greatest human flourishing in modern history. We won the Cold War. We won the peace. With no small measure of George H. W. Bush’s effort, we reunited Germany. This is the type of leadership that President Trump is boldly reasserting.

After the Cold War ended, we allowed this liberal order to begin to corrode. It failed us in some places, and sometimes it failed you and the rest of the world. Multilateralism has too often become viewed as an end unto itself. The more treaties we sign, the safer we supposedly are. The more bureaucrats we have, the better the job gets done.

Was that ever really true? The central question that we face is that – is the question of whether the system as currently configured, as it exists today, and as the world exists today – does it work? Does it work for all the people of the world?

Today at the United Nations, peacekeeping missions drag on for decades, no closer to peace. The UN’s climate-related treaties are viewed by some nations as simply a vehicle to redistribute wealth. Anti-Israel bias has been institutionalized. Regional powers collude to vote the likes of Cuba and Venezuela onto the Human Rights Council. The UN was founded as an organization that welcomed peace-loving nations. I ask: Today, does it continue to serve its mission faithfully?

In the Western Hemisphere, has enough been done with the Organization of American States to promote its four pillars of democracy, human rights, security, and economic development in a region that includes the likes of Cuba, Venezuela, and Nicaragua?

In Africa, does the African Union advance the mutual interest of its nation-state members?

For the business community, from which I came, consider this: The World Bank and the International Monetary Fund were chartered to help rebuild war-torn territories and promote private investment and growth. Today, these institutions often counsel countries who have mismanaged their economic affairs to impose austerity measures that inhibit growth and crowd out private sector actors.

Here in Brussels, the European Union and its predecessors have delivered a great deal of prosperity to the entire continent. Europe is America’s single largest trading partner, and we benefit enormously from your success. But Brexit – if nothing else – was a political wake-up call. Is the EU ensuring that the interests of countries and their citizens are placed before those of bureaucrats here in Brussels?

These are valid questions. This leads to my next point: Bad actors have exploited our lack of leadership for their own gain. This is the poisoned fruit of American retreat. President Trump is determined to reverse that.

China’s economic development did not lead to an embrace of democracy and regional stability; it led to more political repression and regional provocations. We welcomed China into the liberal order, but never policed its behavior.

China has routinely exploited loopholes in the World Trade Organization rules, imposed market restrictions, forced technology transfers, and stolen intellectual property. And it knows that world opinion is powerless to stop its Orwellian human rights violations.

Iran didn’t join the community of nations after the nuclear deal was inked; it spread its newfound riches to terrorists and to dictators.

Tehran holds multiple American hostages, and Bob Levinson has been missing there for 11 years. Iran has blatantly disregarded UN Security Council resolutions, lied to the International Atomic Energy Agency inspectors about its nuclear program, and evaded UN sanctions. Just this past week, Iran test fired a ballistic missile, in violation of UN Security Council Resolution 2231.

Earlier this year, Tehran used the U.S.-Iran Treaty of Amity to bring baseless claims against the United States before the International Court of Justice – most all of this malign activity during the JCPOA.

Russia. Russia hasn’t embraced Western values of freedom and international cooperation. Rather, it has suppressed opposition voices and invaded the sovereign nations of Georgia and of Ukraine.

Moscow has also deployed a military-grade nerve agent on foreign soil, right here in Europe, in violation of the Chemical Weapons Convention to which it is a party. And as I’ll detail later today, Russia has violated the Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty for many years.

The list goes on. We have to account for the world order of today in order to chart the way forward. It is what America’s National Security Strategy deemed “principled realism.” I like to think of it as “common sense.”

Every nation – every nation – must honestly acknowledge its responsibilities to its citizens and ask if the current international order serves the good of its people as well as it could. And if not, we must ask how we can right it.

This is what President Trump is doing. He is returning the United States to its traditional, central leadership role in the world. He sees the world as it is, not as we wish it to be. He knows that nothing can replace the nation-state as the guarantor of democratic freedoms and national interests. He knows, as George H.W. Bush knew, that a safer world has consistently demanded American courage on the world stage. And when we – and when we all of us ignore our responsibilities to the institutions we’ve formed, others will abuse them.

Critics in places like Iran and China – who really are undermining the international order – are saying the Trump administration is the reason this system is breaking down. They claim America is acting unilaterally instead of multilaterally, as if every kind of multilateral action is by definition desirable. Even our European friends sometimes say we’re not acting in the world’s interest. This is just plain wrong.

Our mission is to reassert our sovereignty, reform the liberal international order, and we want our friends to help us and to exert their sovereignty as well. We aspire to make the international order serve our citizens – not to control them. America intends to lead – now and always.

Under President Trump, we are not abandoning international leadership or our friends in the international system. Indeed, quite the contrary. Just look, as one example, at the historic number of countries which have gotten on board our pressure campaign against North Korea. No other nation in the world could have rallied dozens of nations, from every corner of the world, to impose sanctions on the regime in Pyongyang.

International bodies must help facilitate cooperation that bolsters the security and values of the free world, or they must be reformed or eliminated.

When treaties are broken, the violators must be confronted, and the treaties must be fixed or discarded. Words should mean something.

Our administration is thus lawfully exiting or renegotiating outdated or harmful treaties, trade agreements, and other international arrangements that do not serve our sovereign interests, or the interests of our allies.

We announced our intent to withdraw from the Paris Agreement on climate change, absent better terms for the United States. The current pact would’ve siphoned money from American paychecks and enriched polluters like China.

In America, we’ve found a better solution – we think a better solution for the world. We’ve unleashed our energy companies to innovate and compete, and our carbon emissions have declined dramatically.

We changed course from the Iran deal, because of, among other things, Tehran’s violent and destabilizing activities, which undermined the spirit of the deal and put the safety of American people and our allies at risk. In its place, we are leading our allies to constrain Iran’s revolutionary ambitions and end Iran’s campaigns of global terrorism. And we needn’t a new bureaucracy to do it. We need to continue to develop a coalition which will achieve that outcome which will keep people in the Middle East, in Europe, and the entire world safe from the threat from Iran.

America renegotiated our treaty, NAFTA, to advance the interests of the American worker. President Trump proudly signed the U.S.-Mexico-Canada Agreement at the G20 this past weekend in Buenos Aires, and on Friday will submit it to the Congress, a body accountable to the American people.

The new agreement also includes renegotiation provisions, because no trade agreement is permanently suited to all times.

We have encouraged our G20 partners to reform the WTO, and they took a good first step in Buenos Aires this last week.

I spoke earlier about the World Bank and the IMF. The Trump Administration is working to refocus these institutions on policies that promote economic prosperity, pushing to halt lending to nations that can already access global capital markets – countries like China – and pressing to reduce taxpayer handouts to development banks that are perfectly capable of raising private capital on their own.

We’re also taking leadership, real action to stop rogue international courts, like the International Criminal Court, from trampling on our sovereignty – your sovereignty – and all of our freedoms. The ICC’s Office of the Prosecutor is trying to open an investigation into U.S. personnel in connection with the war in Afghanistan. We will take all necessary steps to protect our people, those of our NATO allies who fight alongside of us inside of Afghanistan from unjust prosecution. Because we know that if it can happen to our people, it can happen to yours too. It is a worthy question: Does the court continue to serve its original intended purpose?

The first two years of the Trump administration demonstrate that President Trump is not undermining these institutions, nor is he abandoning American leadership. Quite the opposite. In the finest traditions of our great democracy, we are rallying the noble nations of the world to build a new liberal order that prevents war and achieves greater prosperity for all.

We’re supporting institutions that we believe can be improved; institutions that work in American interests – and yours – in service of our shared values.

For example, here in Belgium in 1973, banks from 15 countries formed SWIFT to develop common standards for cross-border payments, and it’s now an integral part of our global financial infrastructure.

SWIFT recently disconnected sanctioned Iranian banks from its platform because of the unacceptable risk they pose to a system – to the system as a whole. This is an excellent example of American leadership working alongside an international institution to act responsibly.

Another example: the Proliferation Security Initiative, formed by 11 nations under the Bush administration to stop trafficking in weapons of mass destruction. It has since grown organically to 105 countries and has undoubtedly made the world safer.

And I can’t forget, standing here, one of the most important international institutions of them all – which will continue to thrive with American leadership. My very first trip, within hours of having been sworn in as a secretary of state, I traveled here to visit with our NATO allies. I’ll repeat this morning what I said then – this is an indispensable institution. President Trump wants everyone to pay their fair share so we can deter our enemies and defend people – the people of our countries.

To that end, all NATO allies should work to strengthen what is already the greatest military alliance in all of history.

Never – never – has an alliance ever been so powerful or so peaceful, and our historic ties must continue.

To that end, I’m pleased to announce that I will host my foreign minister colleagues for a meeting in Washington next April, where we will mark NATO’s 70th anniversary.

As my remarks come to a close, I want to repeat what George Marshall told the UN General Assembly back near the time of its formation in 1948. He said, quote, “International organizations cannot take the place of national and personal effort or of local and individual imagination; international action cannot replace self-help.” End of quote.

Sometimes it’s not popular to buck the status quo, to call out that which we all see but sometimes refuse to speak about. But frankly, too much is at stake for all of us in this room today not to do so. This is the reality that President Trump so viscerally understands.

Just as George Marshall’s generation gave life to a new vision for a safe and free world, so we call on you to have the same kind of boldness. Our call is especially urgent – especially urgent in light of the threats we face from powerful countries and actors whose ambition is to reshape the international order in its own illiberal image.

Let’s work together. Let’s work together to preserve the free world so that it continues to serve the interests of the people to whom we each are accountable.

Let’s do so in a way that creates international organizations that are agile, that respect national sovereignty, that deliver on their stated missions, and that create value for the liberal order and for the world.

President Trump understands deeply that when America leads, peace and prosperity almost certainly follow.

He knows that if America and our allies here in Europe don’t lead, others will choose to do so.

America will, as it has always done, continue to work with our allies around the world towards the peaceful, liberal order each citizen of the world deserves.

Thank you for joining me here today. May the Good Lord bless each and every one of you. Thank you.

December 7, 2018


Không có nhận xét nào