Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÓNG ĐÁ VÀ ĐỀ VĂN

BÓNG ĐÁ VÀ ĐỀ VĂN Gần đây, nhiều tờ báo tung hô khen ngợi hết lời một đề kiểm tra học kỳ I lớp 12 môn Ngữ văn của một trường THPT. Khen vì c...

BÓNG ĐÁ VÀ ĐỀ VĂN

Gần đây, nhiều tờ báo tung hô khen ngợi hết lời một đề kiểm tra học kỳ I lớp 12 môn Ngữ văn của một trường THPT. Khen vì câu nghị luận xã hội yêu cầu: “Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cống hiến hết mình của những cầu thủ vừa đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2018, lứa cầu thủ yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, lao động và học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần”.

Tôi đọc đề và thấy buồn cười.
Buồn cười vì do lập trường, tư tưởng của người ra đề “vững vàng” quá nên lấn át khoa học, làm cho đề văn vừa dài dòng, lẩm cẩm; vừa sai về nội dung bàn luận.
Nghị luận xã hội yêu cầu HS phải biết thể hiện tình cảm và suy nghĩ của mình trước 1 ý kiến, 1 vấn đề hay 1 sự kiện của đời sống. Đó là 1 đổi mới đáng trân trọng của chương trình Ngữ văn hiện hành. Yêu cầu HS phát biểu xung quanh sự kiện đội bóng đá VN vô địch Suzuki cup 2018 không sai. Nhưng lẽ ra đề chỉ nên nêu là: “Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cống hiến hết mình của những cầu thủ vừa đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2018” là đủ và đúng. Nhưng có lẽ do sợ nêu như thế chưa thể hiện được lập trường, tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc… nên người ra đề cho thêm phần sau rất dài để làm rõ đặc điểm, phẩm chất của “lứa cầu thủ” này. 

Song chính vì thế mà thành đề hỏng. Hỏng ở mấy lẽ sau: Thứ nhất, câu NLXH chỉ 2/10 điểm, HS chỉ có khoảng 20 phút để viết; thế thì làm sao mà phát biểu tình cảm và suy nghĩ về nhiều vấn đề như thế được? Trong khi lẽ ra chỉ tập trung vào 1 ý, đó là “sự cống hiến hết mình của các cầu thủ”, thì HS sẽ phải bàn sang cả “tình yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, lao động và học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần”. Thứ hai, về nội dung nêu thêm vế sau như thế ai cũng sẽ hỏi: lẽ nào chỉ lứa cầu thủ này mới yêu nước và tự hào, tự tôn dân tộc như thế, còn tất cả các cầu thủ trước đây thì không ư? Thứ ba, bóng đá chỉ là bóng đá thôi. Đành rằng các em vào trận với tất cả sự hăng say, quyết thắng bởi màu cờ sắc áo VN…Và đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Nhưng đừng vội khái quát, khoác lên cho trận đấu bóng nhiều mỹ từ bóng lộn, nhiều chữ nghĩa thiêng liêng như “ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc”…

Bóng đá và vận nước không phải là một. Bóng đá thắng mà nước vẫn có thể mất đấy!…
Xin các thầy cô giáo dạy văn suy nghĩ cẩn trọng trước khi ra đề cho HS bàn luận. 
Xin báo chí đừng vội tung hô những đề văn non nớt và nông cạn như thế nữa.

HN 24-12






Không có nhận xét nào