Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BOT: BẠCH TUỘC HAY LÀ VÒI BẠCH TUỘC?

BOT: BẠCH TUỘC HAY LÀ VÒI BẠCH TUỘC? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta nên liên kết một số sự việc:  ➡️Thứ nhất: việc các trạm BOT mọc sa...

BOT: BẠCH TUỘC HAY LÀ VÒI BẠCH TUỘC?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta nên liên kết một số sự việc:
 ➡️Thứ nhất: việc các trạm BOT mọc sai quy định, thu sai thời gian cho phép chính phủ có biết không? Trả lời: Biết. Có xử lý không: Không!

Tại sao biết mà không xử lý? Nguyên do được đưa ra là do: CHÍNH PHỦ THIẾU HỤT NGÂN SÁCH. Do đó phải kêu gọi chủ tư nhân đầu tư bỏ vốn nhằm xây các tuyến đường phục vụ giao thông nên cần "thông cảm", du di để nhà đầu tư sinh lợi, hòng sau này còn có thể thuyết phục họ tái đầu tư các dự án khác. 
Mới nghe qua nghe có vẻ hợp lý nhỉ😎. Nhưng trên thực tế các nhà đầu tư thường chỉ rót vốn khoảng 30% trên tổng số tiền dự chi, 70% còn lại là đi vay. Mà đối tượng họ vay là ai? Là các tổ chức tín dụng trực thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy rõ ràng, việc Nhà nước than thiếu tiền trong việc xây dựng các hạng mục công trình giao thông quốc gia là ..có vấn đề! 

➡️Thứ hai, việc gần đây các báo chính thống công bố Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường hàng trăm ngàn tỷ đồng. Đó có phải là tín hiệu mừng? Dân tha hồ có nhiều tiền mà chi tiêu? Không hề! Nó đáng lo nhiều hơn, như các bạn đã biết tổng số tiền lưu thông được quy ước tính bằng tổng số sản phẩm hàng hóa nội lực của quốc gia nhân với giá trị của từng sản phẩm. Khi lượng tiền cung vượt quá năng lực sản xuất hàng hóa thì sẽ dẫn đến lạm phát. 
Giả sử tổng sản phẩm quốc gia là 400, mỗi sản phẩm trị giá 1 triệu = 400 triệu được lưu thông, nếu Nhà nước tự nhiên đột ngột bơm thêm 100 triệu mà không có sản phẩm nào tương ứng ra thêm thì lúc đó 500 triệu các bạn chỉ tiêu quanh 400 sản phẩm dẫn đến giá trị từng sản phẩm tăng lên, từ 1 triệu thành 1.25 triệu

Điều đó có nghĩa là gì? Nhà nước đã bắt đầu thực hiện chính sách hút tiền trong dân. Để làm gì? Để nuôi hệ thống công quyền đông như quân nguyên. Để bù lỗ cho những hoạt động gây thất thoát do yếu kém và tham nhũng của các tập đoàn quốc doanh... Bằng cách nào? Bằng cách vừa tăng thuế và vừa bơm tiền cho các doanh nghiệp sân sau vay. Để đi giải phóng mặt bằng, để đầu tư bất động sản, để mua vật tư cần thiết trong dân.... Kết quả là dân phải bỏ sức lao động, bỏ tiền ra chuộc lại những thứ mà Nhà nước "mua" của mình. Không tin ư? BOT của doanh nghiệp trong nước là một ví dụ. Nhà nước in tiền, qua NH cho chủ đầu tư vay, chủ đầu tư lấy tiền đó xây cơ sở hạ tầng, dân đi qua đó phải móc tiền trả phí. Doanh nghiệp lại trích phần tiền thu được để trả lãi cho số nợ vay Ngân hàng Nhà nước. Vậy là họ, kẻ chỉ việc in tiền còn kẻ ra mặt thu tiền chia nhau, chỉ có dân là đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có tiền thật đóng cho họ. 

Đến đây ta có thể thấy các trạm BOT kia cứng đầu là đúng quy trình hẳn hoi, không thể dẹp được vì nó chỉ là vòi của con bạch tuộc từ trung ương mọc ra chứ không phải chỉ đơn giản là con bạch tuộc của tư nhân hay của địa phương như ta lầm tưởng, cùng lắm khi bị tấn công thì bộ não của nó chỉ đạo co vòi lại một thời gian chứ không dại gì tự cắt vòi của mình bao giờ, đó là lý do tại sao các trạm Cai Lậy, An Lạc  và hàng trăm trạm khác dân tình phản đối ầm ầm  nhưng vẫn có kẻ  giả câm giả điếc mà không biết gì, đổ hết trách nhiệm cho thuộc hạ mặc tình xử lý! 

Không ai có thể một tay che trời, chỉ có bậc "địa linh anh kiệt, thế thiên hành đạo" mới có thể che trời mà thôi!

Phản đối BOT là việc cần, nên làm, phải làm. Nhưng chúng ta cũng cần xác định đúng rằng BOT thực chất chỉ là một cái vòi hút máu dân, để nuôi những cái xúc tua hút máu chính đang nằm ngặt nghẽo báo hại mang tên: "Tập đoàn kinh tế nhà nước" "Nhà nước của dân, do dân và vì dân" đó
(Huỳnh Hoàng Nhật)




Không có nhận xét nào