Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY VIỆT NAM ĐÃ LÀ MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC KHÔNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020.

CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY VIỆT NAM ĐÃ LÀ MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC KHÔNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020. Một số bạn vẫn còn mơ hồ khi nhất quyết cho r...

CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY VIỆT NAM ĐÃ LÀ MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC KHÔNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020.

Một số bạn vẫn còn mơ hồ khi nhất quyết cho rằng Việt Nam không thể là một khu tự trị của Trung Quốc , rằng chính trị ngày nay khác với thời mà Tây Tạng sát nhập vào Trung Quốc. Các bạn quá bị ám ảnh vào cái gọi là "Hiệp ước Thành Đô 1990" và mong cái ngày ấy đến xem thử nó có đúng không.

Thật sự Hiệp ước Thành Đô chỉ là một thỏa thuận ngầm giữa hai đảng cộng sản và thuộc vào loại tuyệt mật trong các loại bí mật quốc gia giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng CS Trung Quốc. Bạn muốn biết rõ bí mật này ? Làm ơn hãy đánh đổ hai đảng cộng sản này trước. Bạn muốn một ngày đẹp trời nào đó vào năm 2020, đảng CSTQ sẽ tuyên bố với toàn thế giới rằng Việt nam đã sát nhập vào Trung Quốc và trở thành một khu tự trị của nước này ?Xin lỗi sẽ không bao giờ có chuyện đó với đầu óc đã trở thành cáo của bọn Tàu. Chúng sẽ không dại gì làm thế để hứng búa rìu dư luận thế giới và cả dư luận Việt Nam.

Thời điểm Việt nam trở thành khu tự trị của Trung Quốc sẽ chỉ có hai đảng biết với nhau. Bởi lẻ đây là thời điểm bàn giao của một cuộc chiến xâm lược mềm khác hẳn với cuộc chiến xâm lược cứng khi Trung Quốc tiến quân vào Tây Tạng năm 1950. Và nó cũng khác hẳn thời điểm giao Hồng Kông cho Trung Hoa sau 155 năm (1842-1997) từ Vương quốc Liên Hiệp Anh. Đây là thời điểm có quy ước một cách công khai. Còn giữa Việt Nam và Trung Quốc nó chỉ được quy ước một cách bí mật.

Thế nhưng căn cứ trên định nghĩa thế nào là một khu tự trị thì không cần đợi đến năm 2020 Việt Nam bây giờ đã là một khu tự trị của Trung Quốc với những dấu hiệu không thể chối cãi.
Khu tự trị là gì ? Đó là một chính quyền lớn hơn cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng thực tế quyền hành không hơn. Tại sao có thể khẳng định chính quyền của một vùng đất nào đó là khu tự trị của Trung Quốc?

Câu trả lời là vì chính quyền đó lệ thuộc tất cả các mặt về kinh tế ,chính trị, văn hóa,quân sự,ngoại giao,giáo dục ...với chính quyền trung ương.

Việt Nam có những biểu hiện đó không ? Quá rõ để nhận thấy.
Trước hết trên bề mặt chưa cần nói đến lá cờ 6 sao. Hãy nói đến chính quyền ,quân đội và văn hóa,giáo dục.

- Đại hội đảng CSVN do Trung Quốc chi phối kết quả thì đó là biểu hiện của khu tự trị.

- Tổng Bí Thư ,Thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng ,tướng lãnh quân đội lâu lâu phải sang chầu trung ương để báo cáo tình hình là biểu hiện của khu tự trị.

- Quân đội của Trung ương đóng quân trên lãnh thổ của vùng đất đó, nhiều binh chủng của quân đội trung ương có màu áo giống với quân đội vùng đất đó là đặc điểm của khu tự trị.

- Dân của nước mẹ có thể di dân sang là một đặc điểm nữa của khu tự trị.

- Kinh tế của nước mẹ tràn ngập lãnh thổ và nắm ,chi phối hết nền kinh tế của vùng đất đó là đặc điểm quan trọng nhất của khu tự trị.

- Việc kiểm soát du lịch,thâm nhập về văn hóa giáo dục cũng là đặc điểm của khu tự trị.

Bây giờ đi vào sâu hơn ta sẽ xét những bằng chứng khó chối cãi sau đây:

- Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc : đào tạo thái thú cho khu tự trị .

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc : kế hoạch kinh tế dài hạn của khu tự trị đã phải tuân thủ theo kế hoạch kinh tế dài hạn của nước mẹ.

- Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019: Tiền tệ nợ nần của khu tự trị đã bàn giao cho nước mẹ.

- Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025: quân đội của hai bên đã hòa vào nhau thành một.

- Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc : công nhận về mặt lãnh thổ giữa hai bên đã không còn khái niệm biên giới.

- Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019 : lãnh thổ của khu tự trị và nước mẹ đã là một, du khách nước mẹ có thể thoải mái đặt chân đến khu tự trị để du lịch.

- Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017-2021: Sách báo tuyên truyền về văn hóa ,chính trị, giáo dục đã về chung một nhà.

-Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc : Hai đài tiếng nói của hai bên đã không còn đối nghịch nhau trong vấn đề tuyên truyền nữa. Nếu có cũng chỉ là kịch mà thôi.

Với những bằng chứng hiển nhiên đó thế nhưng dân Việt nam vẫn mơ hồ chẳng hiểu thế nào là khu tự trị để cãi. Việt Nam đã biến thành một tỉnh của Trung Quốc theo thỏa thuận ngầm và điều này không cần 90 triệu dân Việt nam đồng ý mà chỉ cần Tập Cận Bình phát biểu trước quốc hội Việt nam vào năm 2015 sau đó tuyên bố trước quốc tế ở hội nghị châu Á không lâu sau đó. Tập đủ sức dàn dựng một clip bảo rằng nhân dân Việt nam đồng ý sát nhập vào Trung Quốc. Vấn đề là clip này chưa cần thiết phải tung ra mà thôi.

TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM SAU NĂM 2020 .

Theo chính sách "luộc ếch trong nồi nước ấm" Trung Quốc không dại gì đun lửa cho nóng lên ngay mà chỉ đun với nhiệt độ vừa đủ để con ếch cảm thấy mình bị luộc lúc nào không hay. Có thể đến năm 2020 để ngăn ngừa dư luận thế giới Trung Quốc sẽ không có những động thái thay đổi rầm rộ trên bề mặt chính quyền Việt Nam. Chính sách dùng người Việt cai trị người Việt có lẻ vẫn được giữ nguyên. Việt Nam sẽ trở thành khu tự trị thứ sáu trong hệ thống các khu tự trị của Trung Quốc.
5 khu tự trị trước đó là :
- Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
- Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
- Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
- Khu tự trị Nội Mông Cổ
- Khu tự trị Tây Tạng.

Khu tự trị của Trung Quốc là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và là nơi các sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc có số lượng lớn trong đó có một sắc tộc thiểu số nào đó có số lượng vượt trội. Theo hiến pháp Trung Quốc, các khu tự trị có quyền lập pháp cao hơn so với các tỉnh, song trên thực tế chính quyền các khu này không có nhiều quyền lực hơn so với chính quyền các tỉnh.

Xem xét các chính sách của Trung Quốc đối với các khu tự trị trước đó ta có thể dự đoán được tương lai Việt Nam sau năm 2020.

Ngày 7 tháng 10 năm 1950 Trung Quốc xua 40.000 quân tinh nhuệ dẹp tan quân đội Tây Tạng chỉ có 8.500 quân lính trang bị vũ khí thô sơ, rồi họ tuyên bố “giải phóng một cách hòa bình”. Chính phủ Tây Tạng và quốc hội, trí thức, cao tăng chạy sang Dharamsala miền Bắc Ấn Ðộ tị nạn. Năm 1959 sau một cuộc nổi dậy bất thành, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng phải chạy sang nơi đó tá túc. Sự thật Trung Quốc chiếm Tây Tạng chỉ vì xứ này có nhiều mỏ trong lòng đất mà Trung Quốc rất cần như Uranium, Lithium, Vàng, Bạc, Chrome, Borax, Chì, Kẽm, than đá và gỗ quý trong những khu rừng có diện tích 2.220.000 cây số vuông.
Ngày nay nước Tây Tạng nhỏ bé, có vị thế chiến lược quân sự, phải nuôi 300.000 quân lính Trung Quốc đồn trú tại đó với một phần tư (1/4) hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc và 14 phi trường quân sự.

Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hay Khu tự trị Uyghur Tân Cương là một khu vực tự trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với diện tích lên tới 1,6 triệu km². Quân đội Trung Quốc tiến vào Tân Cương năm 1949.Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1955, thay thế tỉnh Tân Cương.

Nhiều cuộc nổi dậy bị thẳng tay đàn áp từ năm 1997 đến năm 2009. Ðặc biệt các cuộc nổi dậy từ ngày 18 đến 23 tháng 3 năm 2008 và ngày 5 tháng 7 năm 2009 tại Urumqi làm 800 người chết theo tin của hội nghị quốc tế của người Ouighour tại Munich, số người bị thương không biết được. Trung Quốc bắt giam không biết bao nhiêu người và đã xử tử 26 người. Bà Rebiya Kadeer, một nhà hoạt động cho người Ouighour, tuyên bố: “Chính quyền Trung Cộng đối xử chúng tôi như thú vật. chúng tôi chịu đau khổ cũng giống như người Tây Tạng đang chịu đau khổ…”
Và sau đây là tương lai của dân tộc Việt Nam tiếp theo 5 hay 10 năm sau đó :
Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ cộng sản, trong tổng số 1400 triệu người ởTrung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?
1. Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3 thế kỷ (từ 1644 – 1912). Theo công bố của nhà nước Trung Quốc hiện nay còn 10,68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa.
2. Chữ „Hồi“ dành cho 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung Quốc với diện tích 1,6 triệu km², dân số 21,8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3 triệu người.
3. Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, tùng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1,183 triệu km² và dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị '
4. Người Tạng với nền văn hóa đồ sộ sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 3,18 triệu người, trong đó một phần đáng kể đã là người Hán .
Tại các khu tự trị, thành phần dân tộc chính lại là người Hán, hàng trăm triệu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị hủy diệt bằng mọi cách!

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào