Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CỜ ĐỎ

CỜ ĐỎ Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở Paris, nó có tính chất nghiêm trọng hơn những cuộc biểu tình trước đây của người V...

CỜ ĐỎ

Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở Paris, nó có tính chất nghiêm trọng hơn những cuộc biểu tình trước đây của người Việt ở châu Âu trương cờ đỏ sao vàng chống Trung Quốc vì những người này là công dân Pháp. Các khuynh hướng thiên tả và phát-xít mới đã lại ngóc đầu dậy. 



Hãy nghe một người Pháp trả lời vì sao lại mang theo cờ đỏ sao vàng : “Chúng tôi muốn có một chính phủ như Việt Nam”- Nó làm cho người Việt chúng ta phì cười, cho đó là một sự hiểu lầm ngây ngô, nhưng thực chất nó không đơn giản như vậy. Nhìn vào Hoa Kỳ, nếu chính sách “ve vuốt” của Obama kéo dài thêm một thời gian nữa thì lá cờ đỏ xuất hiện trên nước Mỹ cũng là điều không đáng ngạc nhiên. Chẳng phải cái tư tưởng “XHCN nhân bản, kiểu mới” đang gây ảnh hưởng lên lớp trẻ Mỹ ở một số tiểu bang đó hay sao ?

Václav Havel đã cảnh báo điều này mà ông gọi là “Sai lầm lớn nhất của phương Tây” từ năm 1984, trong bài luận xuất sắc của ông có tên : “Chính trị và lương tâm”, đáng lẽ đọc tại đại học Toulouse (Tây Đức) nhưng ông bị nhà nước Tiệp Khắc cấm xuất cảnh sau khi mãn hạn tù.

“…Sai lầm lớn nhất của phương Tây là:  Không nhận thức được bản chất cốt lõi của chế độ toàn trị – rằng chúng là cái gương lồi phản chiếu toàn bộ nền văn minh hiện đại và là tín hiệu cảnh báo nghiêm khắc, mà cũng có thể là cuối cùng, kêu gọi nền văn minh xem xét lại quan niệm của nó về chính mình. 

Dưới cách nhìn này thì việc Tây Âu phạm sai lầm bằng hình thức nào không còn quan trọng nữa: Có thể vì trong tinh thần của truyền thống duy lí của mình,  phương Tây tiếp nhận các chế độ toàn trị như là thử nghiệm đặc thù mang tính địa phương nhằm đem lại thịnh vượng cho tất cả mọi người, mà chỉ những kẻ tâm địa xấu xa mới gán cho nó xu hướng bành trướng. Hay là – cũng trong tinh thần của truyền thống duy lí (lần này theo quan niệm của Machiavelli, coi chính trị là công nghệ cho các trò chơi quyền lực) – nhưng ngược lại (tinh thần duy lý) nó lại coi các chế độ toàn trị chỉ như mối đe dọa bên ngoài bởi những lân bang bành trướng, có thể đẩy lùi bằng cách phô trương lực lượng của mình mà chẳng cần suy nghĩ sâu xa hơn.

Các chế độ toàn trị không chỉ là những lân bang nguy hiểm và càng không phải là lực lượng tiên phong của tiến bộ thế giới. Đáng tiếc là ngược lại: Chúng là lực lượng tiên phong của cuộc khủng hoảng trên bình diện toàn cầu của nền văn minh hiện nay, ban đầu ở châu Âu, sau đó đến Âu-Mĩ và cuối cùng là cả hành tinh.

Khẩu hiệu “Thà bị nhuộm Đỏ còn hơn là chết”, không làm tôi khó chịu vì nó giống như lời tuyên bố đầu hàng trước Liên Xô. Nó khiến tôi sợ hãi vì nó giống như biểu hiện gạt bỏ ý nghĩa cuộc sống của người phương Tây và giống như lá đơn họ đăng ký tham gia vào cái quyền lực vô nhân xưng như vậy. Khẩu hiệu đó thực ra nói rằng: “Chẳng có gì đáng để con người phải hi sinh cuộc đời”. Nhưng, thiếu chân trời của sự hi sinh cao cả nhất thì mọi hi sinh đều trở thành vô nghĩa. Đó là triết lý phủ nhận toàn bộ nhân tính con người. Triết lý này tuy chỉ trợ giúp cho chế độ toàn trị về mặt chính trị, nhưng chính nó lại trực tiếp tạo dựng chế độ toàn trị phương Tây.

Không thể không nhìn thấy chúng, biện hộ cho chúng. Không thể nhượng bộ chúng hay chấp nhận luật chơi của chúng và bằng cách đó mà trở nên giống như chúng. Tôi tin rằng cách hiệu quả nhất để đương đầu với các chế độ toàn trị đương thời là nghiên cứu chúng một cách không định kiến, từ đó rút kinh nghiệm,  và chống lại chúng bằng sự khác biệt triệt để của mình trong cuộc chiến đấu trường kì với cái ác, cái mà mặc dù những chế độ toàn trị là hiện thân rõ ràng như vậy, nhưng nó vẫn ngự trị khắp nơi, thậm chí trong mỗi người chúng ta”

Havel (đã dẫn).

Havel cũng cho rằng cách chống toàn trị là phải bắt đầu từ bản thân mình vì “nó hiện diện ngay trong bản thân chúng ta”. Phải khơi gợi lại cái “Tôi” cao quý, nhân bản, cái tôi biết hy sinh vì người khác. Phải đặt đạo đức cao hơn chính trị, đặt trách nhiệm cao hơn mục đích. Tức là thứ chính trị phụng sự cho sự thật, chăm sóc nhân bản với đồng loại, được dẫn dắt bởi những thước đo của con người.

 Những tư tưởng của Havel ngày đó ít được chú ý, thậm chí còn cho rằng ông quá mơ tưởng, như ông đã từng than thở : “ Trong thế giới này, có lẽ đó là biện pháp không thực tế, khó áp dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tôi không biết có một lựa chọn nào tốt hơn thế”. Nhưng càng ngày, người ta càng thấy đó mới là con đường nên chọn.

Ngô Nhật Đăng

Không có nhận xét nào