Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Có thật là chữ 俐 đọc Hán Việt là Lợi trong bộ Tam Thiên Tự Giải Âm không ?

Có thật là chữ 俐 đọc Hán Việt là Lợi trong bộ Tam Thiên Tự Giải Âm không ? Theo công trình nghiên cứu học thuật của thầy Ngô Thanh Nhàn và c...

Có thật là chữ 俐 đọc Hán Việt là Lợi trong bộ Tam Thiên Tự Giải Âm không ?

Theo công trình nghiên cứu học thuật của thầy Ngô Thanh Nhàn và cô Lê Mai Phương phân tích bộ Tam Thiên Tự Giải Âm (xem >> http://mlp.cs.nyu.edu/nlv/tttgatexts.html?fbclid=IwAR0FOG5y03miaGYvJmR4yoJ9ZlryvLG6J0hAq9jesBkMsx-msprmDHYe8HU), thì chữ 俐 được đọc như sau:





a. 1530::≪俐:音利俐≫ (lợi: âm lợi, lợi)
b. 2127::≪利:利≫ (lợi: lợi)
c. 2425::≪莉:音利花萊≫ (lỵ: âm lợi, hoa lài)

Nhưng ở đây, cả thầy lẫn cô đã không cho chúng ta biết, là làm thế nào mà trong cùng cả 2 chữ Hán 1530 俐 và chữ Hán 2425 莉, soạn giả đã viết rõ cách đọc chung là 音利.  Thế mà 俐:音利 thì thầy cô lại đọc là Lợi: âm lợi, còn 莉:音利 thì thầy cô lại đọc là Lỵ:âm lợi ? Vậy là có vấn đề đúng không bạn ? 

Thứ nhất, có vấn đề là vì thầy cô đã phạm lỗi ngay chính quy tắc mà thầy cô nêu ra (xem >> https://cs.nyu.edu/~nhan/A_textual_study_of_2-versions_of_Tam-Thien-Tu.pdf?fbclid=IwAR37WHzMVT5UJ0ijQHRpzXFF_mCgHTCaeEva7r2ZpFU82XZ69IlQqsV-3eM).

Tức là trong ví dụ chữ thông 葱, thầy cô cho ta biết khi gặp 葱 音通行, thì chúng ta cần đọc "thông âm thông hành", nghĩa là chữ Hán 葱 đọc với âm Hán Việt của chữ Thông 通, và tiếng Việt tương đương là hành 行.

Như vậy khi áp dụng nguyên tắc trên, thì chắc là trong chữ Hán 2425, 莉:音利花萊, chúng ta cần đọc Lợi: âm lợi hoặc Lị: âm lỵ, chứ làm gì mà có thể đọc Lỵ: âm lợi nhỉ ?  Vậy là thầy cô đã tự phạm nguyên tắc thầy cô nêu ra rồi đúng không ?

Thứ hai, có vấn đề là vì, mình rất muốn biết, là từ nguồn sử liệu nào mà các học giả Việt Nam đã dùng để khẳng định chữ Hán 利 đọc là Lợi là do từ sự kiêng húy tên vua Lê Lị năm xưa ? Nếu bạn có nguồn sử liệu này, mời bạn share (à trong bộ Chử Húy của thầy Ngô Đức Thọ không có vụ đọc trại chữ Lị đâu bạn).

Và có khi sự đọc trại chữ Lị thành ra chữ Lợi này chưa bao giờ có liên quan gì đến vua Lê Lợi nào cả.  Có khi sự đọc trại này hoàn toàn là trong dân gian, như dạng Vũ thành Võ ở miền Nam, khi các nền văn hóa rừng núi đồng bằng, ta Tàu trộn pha nhau, dạng chữ creole hay chữ pidgin chăng ? 

Bạn để ý luôn, là chữ 俐 trong Khang Hy Tự Điển đã được phiên thiết là 《字彙》 力至切,音利, tức là bên Tàu họ đã đọc chữ 俐 là 利.  Như vậy trong bộ Tam Thiên Tự Giải Âm này, khi soạn giả đưa ra vụ 俐:音利 hoặc 莉:音利, chắc là soạn giả muốn cho chúng ta biết, hai chữ Hán 俐 và 莉 đọc giống nhau là 音利, mà rất có thể là Lị, chứ làm gì có việc chữ Hán 1530 俐 đọc là Lợi, còn chữ Hán 2425 莉 đọc là Lị như thầy cô đã khẳng định trong công trình nghiên cứu học thuật này ? 

Và với sự diễn âm rất có vấn đề này, thì mình lại đặt ra thêm một câu hỏi về công trình nghiên cứu học thuật này của thầy Ngô Thanh Nhàn và cô Lê Mai Phương.  Đó là thầy cô đã dựa vào phương pháp phát âm và diễn âm nào để mà đưa ra cách phát âm của thầy cô cho những chữ Hán Nôm trong bộ Tam Thiên Tự Giải Âm này ? Xin đừng nói là thầy cô lấy cách đọc ngày nay để mà diễn âm cách đọc Nôm thời Tam Thiên Tự Giải Âm xưa, tương tự như ngày nay, nhiều người Việt Nam trưởng giả học làm sang, đòi PHẢI ĐỌC Nguyễn Văn Thoại là Nguyễn Văn Thụy, làm cho người thế giới tìm hiểu về chữ creole, chữ pidgin, lại nghĩ là ở Việt Nam, người ta đang cố dẹp đi phương ngữ vùng miền là di sản văn hóa mà cả thế giới đều muốn giữ lại, trừ Việt Nam có núi vàng phương ngữ mà cố tình muốn đem bỏ núi vàng phương ngữ vô thùng rác thôi bạn ạ.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào