Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG LẤN BIỂN CỦA SUN GROUP

CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG LẤN BIỂN CỦA SUN GROUP Dự án Công viên Đại dương lấn biển của Sun Group ngoài khu công viên, công trình còn xây khách sạ...

CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG LẤN BIỂN CỦA SUN GROUP

Dự án Công viên Đại dương lấn biển của Sun Group ngoài khu công viên, công trình còn xây khách sạn 5 sao với hàng trăm phòng nghỉ cùng hệ thống cáp treo, trong đó phần diện tích lấn biển lên tới 80 ha trong tổng số khoảng 100 ha toàn bộ dự án.

Ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh Đà Nẵng cần phát triển bền vững nhưng cũng đề nghị công khai, minh bạch Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án (ĐTM) để người dân cùng được biết và giám sát, đồng thời nhấn mạnh tính cẩn trọng đối với dự án này vì có những sai lầm không thể khắc phục: “Đó là bãi biển của người Đà Nẵng, là môi trường sống của chúng ta, là tương lai của chúng ta và con em chúng ta. Biển Đà Nẵng không thể không có ngư dân nên phải dành biển cho ngư dân chứ không chỉ cho nhà đầu tư”.

Chia sẻ về đa dạng sinh học của khu vực Đông Nam Sơn Trà, ông Trần Hữu Vỹ – Giám đốc GreenViet cho hay kết quả điều tra năm 2016 của Viện Hải dương học Nha Trang phát hiện khu vực này có 200 loài cá biển, 177 loài san hô, trong đó có 7 loài mới so với năm 2005 cùng hàng chục loài giáp xác quý hiếm. Rạn san hô và thảm cỏ biển ở đây có một số loài đặc hữu, tạo thành hệ sinh thái độc đáo, là nơi trú ẩn cho các loài cá, tôm, đồng thời đóng vai trò như lá chắn bảo vệ vùng bờ khỏi sóng gió. Tuy nhiên, trữ lượng san hô ở vùng biển Đà Nẵng đang suy giảm trong thời gian gần đây do tác động từ những hoạt động xây dựng ở vùng ven bờ.

Ông Vinh lo lắng trước tác động của dự án sẽ không chỉ gây xói lở bờ biển mà còn buộc di dời cả cả một làng chài lâu đời – làng Mân Thái. Làng chài này cũng chính là cửa ngõ để ngư dân bám biển và khẳng định chủ quyền bảo vệ tổ quốc, nếu mất cửa ngõ thì sẽ thế nào? Hơn nữa, dự án này xây dựng trên một vùng bờ biển lớn, hứng trực tiếp bão vào Đà Nẵng, nếu không cẩn thận thì bão sẽ vào và làm biến dạng thành phố, điều đã từng xảy ra ở Quảng Bình và Hội An.

Về tiền đền bù, hỗ trợ, 01 thuyền thúng chỉ được 6 triệu đồng trong khi với chiếc thuyền đó, ngư dân có thể kiếm 100.000 – 200.000 đồng/ngày nếu ra biển. Những người kéo lưới thì không được gì cả. Ngư dân không chỉ mất sinh kế mà mất cả văn hóa – cội rễ cần được giữ gìn.

Đồng ý rằng các dự án du lịch quy mô lớn là động lực cho phát triển Đà Nẵng nhưng Kiến trúc sư Hoàng Sừ băn khoăn tại sao nhà đầu tư lại chăm chăm chọn khu vực chân Sơn Trà, theo thiết kế thì khu vui chơi chỉ 60 ha, khu dân cư lại lên tới 40 ha? Theo ông thì câu trả lời là bất động sản, hiện nay giá đất khu vực đó khoảng 50tr/m2, nhân với 40 ha thì có 20.000 tỷ (chưa tính phần xây dựng cao tầng).

Kiến trúc sư Hoàng Sừ cho rằng Công viên đại dương là cần thiết nhưng “đặt nhầm chỗ”, phần công viên không lớn nên Đà Nẵng hoàn toàn có thể thay đổi địa điểm để làm công viên theo đúng nghĩa ở cảng biển Tiên Sa hay làng Vân.

Thai Duong Tổng hợp











Không có nhận xét nào