CUỘC SỐNG LUÔN CẦN Ý NGHĨA VÀ NIỀM VUI Sự việc cô giáo và ông chủ ngân hàng sử dụng ma túy bị bắt đang làm dư luận chú ý. Nhiều người sốc ...
CUỘC SỐNG LUÔN CẦN Ý NGHĨA VÀ NIỀM VUI
Sự việc cô giáo và ông chủ ngân hàng sử dụng ma túy bị bắt đang làm dư luận chú ý.
Nhiều người sốc và cười khi thấy cô giáo được mô tả là người “hiền lành,” thậm chí là “giáo viên giỏi’.
Với ma túy thì ai cũng có thể là nạn nhân và không phải ai dùng ma túy cũng là thành phần du thủ, du thực.
Ngay cả ở Nhật nơi ma túy bị tầm nã gắt gao. Ở Nhật chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ ma túy hay giữ một lượng nhỏ là phạm tội hình sự. Tuy nhiên, báo chí cũng đưa ra nhiều trường hợp dùng ma túy tổng hợp (kauseizai) hay Tài mà (một loại cỏ gây nghiện) là người có nghề nghiệp đàng hoàng thậm chí là viên chức, luật sư, bác sĩ, nhân viên công ty.
Họ không phải là thanh niên ăn chơi đua đòi!
Vấn đề nằm ở chỗ con người dù giàu sang hay nghèo khó đều cần đến niềm vui, động lực, ý nghĩa để sống.
Khi găp bế tắc, con người phải tìm cách để giải quyết hoặc giải tỏa. Có người bế tắc vì nghèo, bệnh tật, có người bế tắc về tình cảm, bế tắc về chuyện gia đình. Khi đó là cơ hội vàng cho ma túy tấn công.
Cuộc sống khốn khó quá cũng dễ gây buồn chán.
Cuộc sống giàu có, đầy đủ cũng dễ gây buồn chán.
Cuộc sống bình lặng quá cũng dễ gây buồn chán.
Ai đọc tiểu sử và các tác phẩm của Tonstoy thì thấy khi cá nhân cảm thấy buồn chán vì không thấy niềm vui hay ý nghĩa đặc biệt nào thì nguy hiểm lắm và ai có thế giới tinh thần tốt thì người đó sẽ đi tìm kiếm ý nghĩa nào đó trong tâm tưởng hay hành động thực tiễn.
Kawabata cũng tương tự. Ai đọc “Xứ tuyết” đều có thể cảm nhận rõ.
Vì thế chuyện tìm lấy niềm vui, ý nghĩa gì đó cho cuộc sống cá nhân của mình rất cần thiết.
Có nhiều cách nhưng nếu tinh ý ta sẽ thấy có một cách để thoát ra khỏi sự buốn chán của bản thân khi bản thân không bị trói buộc ghê gớm bởi nhu cầu cuộc sống tối thiểu là hoạt động cống hiến cho xã hội hay làm cho người khác hạnh phúc. Làm cho người khác vui là một cách để mình vui.
Đấy là ý nghĩa của từ thiện, hoạt động xã hội, sáng tạo văn chương, nghệ thuật…
Ai mà chán đời khi không đói, rét, bệnh tật nặng thì cứ làm theo hướng trên sẽ thấy niềm vui.
Thật đấy!
Thử xem.
Ví dụ có thể theo anh Nguyễn Quang Thạch đi bộ để cổ vũ việc đọc sách, hay theo anh Đỗ Tiến Thành đi nhặt rác, đọc sách rong, cửu vạn sách.
Hay nếu là giáo viên cũng có thể làm như thầy Đông: lập một cái thư viện để học sinh và cha mẹ các em tới đọc.
Nguyễn Quốc Vương
p.s. Thế nên người Nhật rất lợi hại khi tư duy “Lòng tốt không phải vì người khác”, nghĩa là lòng tốt, hành động tốt thực ra là vì mình, lợi ích của mình. Nó có gì đó hơi khác với tư tưởng “làm phúc” vốn rất phổ biến ở xung quanh chúng ta. Chính vì thế, động lực dẫn dẵn làm điều tốt, cống hiến cho xã hội ở họ dường như mạnh hơn.
Không có nhận xét nào