Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁ TRỊ CỦA LÒNG KIÊN NHẪN

GIÁ TRỊ CỦA LÒNG KIÊN NHẪN Ai từng làm giáo viên dạy các lớp không bắt buộc hay cung cấp một dịch vụ nào đó miễn phí hoặc có tính chất xã hộ...

GIÁ TRỊ CỦA LÒNG KIÊN NHẪN

Ai từng làm giáo viên dạy các lớp không bắt buộc hay cung cấp một dịch vụ nào đó miễn phí hoặc có tính chất xã hội, phi lợi nhuận hoặc có ít lợi nhuận ở Việt Nam đều thấy một thực tế này. 
Ban đầu, số lượng người tham gia rất đông đảo nhưng sau đó thì rơi rụng dần. 
Các lớp ngoại ngữ cũng tương tự. Ban đầu hăng lắm. Gặp khó rụng hết. 
Đương nhiên, tài năng của giáo viên cũng là một vấn đề vì biết đâu tài năng lớn hơn thì sẽ ít học sinh bỏ hơn. 
Nhưng xét về bản chất của học và …đắc đạo đâu có đơn giản thế. Bản thân ông thầy còn phải chiến thắng chính mình trong suốt mười, hai mươi năm trong việc học mới được đứng trước học trò kia mà. 

Vì thế, muốn “mỗi ngày học là một ngày vui” và chơi là chính mà trẻ có thể đắc đạo hay phát sáng về trí tuệ là….không tưởng. 

Việc học luôn bao gồm cả hai. Nỗi khó nhọc và niềm vui. Niềm vui trong việc học thật sự không đến từ việc học nhẹ nhàng đâu mà nó đến từ niềm khoái cảm vô bờ sau khi người ta đạt được sự tiếp cận chân lý, đạt được sự giác ngộ nào đó nhờ vào sự KHỔ CÔNG HỌC TẬP. Sự khổ công càng ít, sự khoái cảm đó càng nhẹ và nhanh tan biến. 

Về bản chất nó cũng giống như tình yêu. Ai đã trải qua tình trường thì đều hiểu. Mối tình nào càng bị ngăn cản, trắc trở thì càng trở nên mãnh liệt. Tán em nào càng khó thì các anh càng hăng hái điên đầu và khi tán đổ thì các anh càng …hạnh phúc. 

Chẳng thế mà có triết gia phán “Cách hay nhất để làm cho hai đứa mình không muốn chúng yêu nhau không phải là chia rẽ mà là cho chúng…sống với nhau”. 

P.s. Đùa thế đủ rồi. Chốt lại đơn giản “Đạo học xưa nay không đường tắt”. Phụ huynh hay người học muốn tiến bộ thì phải chú ý rèn luyện nghị lực và ý chí hơn người cho con. Nếu không dẫu có thông minh cũng chỉ dừng ở mức trạng Quỳnh mà thôi.
Nguyễn Quốc Vương



Không có nhận xét nào