Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁO DỤC ĐIỀU GÌ VÀ Ở GIAI ĐOẠN NÀO LÀ TỐT NHÂT

GIÁO DỤC ĐIỀU GÌ VÀ Ở GIAI ĐOẠN NÀO LÀ TỐT NHÂT Học toán có quan trọng không? Nghệ thuật có cần thiết và được coi là một tài năng không? Văn...

GIÁO DỤC ĐIỀU GÌ VÀ Ở GIAI ĐOẠN NÀO LÀ TỐT NHÂT

Học toán có quan trọng không? Nghệ thuật có cần thiết và được coi là một tài năng không? Văn chương có thực là một lĩnh vực giúp ích cho trí tuệ của con người hay không? Khi nào thì học toán, lúc nào học văn và thời điểm nào thì tìm đến nghệ thuật?

Đó là những câu hỏi lớn của giáo dục và cũng là nền tảng cơ bản cho cuộc đời của một con người.

Nghệ thuật, phần nhiều phụ thuộc và tư chất cá nhân và được phát hiện qua trí tưởng tượng. Nó thuần tuý là những giá trị thuộc về tinh thần hơn là các hoạt động vật chất thông thường. Nhưng nghệ thuật được cảm thụ qua đâu, nếu không phải là bởi các giác quan trực nghiệm của con người? Nhưng nghệ thuật là gì và thế nào được gọi là nghệ thuật đúng nghĩa? Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật mới đảm bảo được giá trị hữu ích của nó?

Vấn đề của nghệ thuật là các phẩm chất của tinh thần được biện tạc, mô tả ẩn sâu trong các khối thể vật chất. Đôi khi nghệ thuật chỉ đơn giản là để thoã mãn trí tưởng tượng của cá nhân, nó không gắn bó hay phản ánh gì cái mà cộng đồng mưu cầu. Chính vì điều này mà nghệ thuật rất có tính tư biệt. Nhưng một khi các giá trị nghệ thuật cùng được cảm thụ một cách phổ biến ở cộng đồng nơi mà nó tồn tại, nó sẽ trở thành nghệ thuật của đại chúng, và cái tư biệt bị xoá nhoà đi, đôi khi nó được đẩy lên thành một sinh hoạt tôn giáo, tâm linh mà không có ai là một đại diện cụ thể.

Nghệ thuật, phụ thuộc vào trí tưởng tượng của con người, và điều này thì một đứa trẻ có đủ tiêu chuẩn hơn cả, bởi cái vật thể khách quan đã không bị áp đặt hay bị định kiến như tâm trí của những người đã thực sự tương tác với thế giới quá nhiều trong các trải nghiệm. Mặc dù, sự trưởng thành sẽ đem đến nhiều chất liệu hơn trong sáng tác, nhưng tâm trí ngây thơ và trong sáng thực sự của một đứa trẻ mới đem tới những biểu hình thực thụ của nghệ thuật hơn cả. Chính vì vậy, việc đánh thức khả năng thiên phú trong bản thân những đứa trẻ là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục tiểu học. Chính vào giai đoạn này, đứa trẻ, với tâm trí trong sáng muốn tìm hiểu về thế giới khách quan nơi chúng trực tiếp trông thấy, sẽ tự khai phá khả năng tưởng tượng với toàn bộ không gia trí óc được sử dụng tối ưu nhất cho việc này. Và thế là cái khung cảnh hiện hữu ra và rồi sẽ được phác hoạ lại dưới một chất liệu nào đó sẽ khiến chúng ta kinh ngạc, tuy rằng các nét khắc hoạ còn cần nhiều kỹ năng về kỹ thuật để hoàn thiện.

Nghệ thuật cần được khai phá từ những tâm hồn trẻ hơn, vì bản thân nó không tồn tại trong trí óc của những con người đã vướng bận vào những định mức sinh tồn, sự toan tính và các giao dịch.

Toán học, thực chất là các chuỗi diễn giải, xử lý vấn đề một cách logic, do vậy nó không chỉ biểu thị qua các con số, phương trình với các ký tự dày đặc hoặc các phép tinh toán thông thường. Toán học là trí tuệ logic, do vậy, thực ra nó không cần thiết cho một đứa trẻ, chính toán học làm cho mọi thứ trở nên phức tạp, trật tự đến mức khó hiểu, nó phá hỏng cái cơ chế tự nhiên là các sự hỗn tạp đa dạng được thâu nạp vào trong tính giác của đứa trẻ. Do vậy, ở giai đoạn này, tức tiểu học, nên tập trung giáo dục cho chính sự phong phú trong trí tưởng tượng hơn là đặt chúng vào trong các phép tính toán đã được làm cho phức tạp và thực sự là không cần thiết, ngoại trừ đó là với một đứa trẻ ngoại hạng về khả năng đặc biệt với nó.

Toán học khi đã trở nên phức tạp ngay từ lúc nhỏ sẽ hạn chế trí tưởng tượng của con người, và điều này tạo ra một mâu thuẫn kinh điển, trí tưởng tượng cần thiết cho toán học nếu muốn trở thành một nhà toán học xuất chúng, tức thực sự đi giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ là làm cho thoả mãn cái mà người ta đòi hỏi hay đặt ra. Nghĩa là, không chỉ là việc đưa ra đáp số theo một trình tự được sắp sẵn, mà tự họ phải đặt ra được cái vấn đề để từ đó tìm mọi phương cách để giải quyết nó, thậm chí chẳng cần quan tâm đến kết quả của quá trình. Do vậy, để có các chuyên gia toán theo định mức, ta sẽ giáo dục đứa trẻ trở thành các thợ làm toán, và để có các thiên tài xuất chúng, ta cần tạo cho chúng một thế giới ở đó sẽ tán thưởng mọi cấn đề của trí tưởng tượng được khởi tạo hay thành hình.

Văn chương, thực tế ra, cũng chỉ là một phần của lĩnh vực nghệ thuật, nơi dùng ngôn từ, thay vì kiến trúc hay sắc màu, để bày biện các ẩn ý mà người viết muốn tác hoạ nên. Cái nó muôn truyền đạt nằm trong các cách sử dụng câu từ, cách hành văn, các xây dựng nhân vật, bối cảnh và cách xử lý toàn bộ các dữ liệu được liệt kê ra trong quá trình tạo dựng cốt truyện hoặc là hành trình mở của một dạng tiểu thuyết. Và văn chương cũng cần thiết được đặt vào trong công cuộc giáo dục như là một phần tự nhiên của nghệ thuật vậy. Và văn chương hay nghệ thuật, chất liệu nuôi dưỡng của tâm hồn, sẽ vun đắp các giá trị của tình yêu, lòng khoan dung và sự đoàn kết giữa con người với nhau.

Toán học, về một khía cạnh nhỏ hẹp nào đó ,cũng có bóng dáng của các giá trị nghệ thuật, như sự đẹp đẽ của cac dãy số, con số hay biểu thức, hoặc là các thông số được ẩn mình trong các biểu tượng nghệ thuật, các khối hình học như là thực tế sinh động liên quan trực tiếp trong các mô phỏng đường nét trên các tấm giấy. Nhưng điều đó không có nhĩa ta cần phải cho những đứa trẻ thấy ngay được các vấn đề của toán học ẩn chứa trong nó, mà chỉ cần cho chúng thấy được sự hiện diện, theo một cách đơn giản và dễ hình dung nhất, các sự liên quan của toán học trong đời sống thông qua các biểu tượng thực tế và hữu hình.

Chính vì những điều được bày biện ra ở trên, chúng ta xác định được các nền tảng triết lý giái dục, chúng ta mới có thể có các chương trình đào tạo sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất về lâu dài cho các thế hệ. Điều này đặc biệt quan trọng cho việc chuẩn bị lực lượng với phẩm chất cao cấp nhất cho việc thiết kế tương lai của mỗi quốc gia và cho cả nhân loại.
Cái Khã Thể



Không có nhận xét nào