Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE
Friday, January 3

Pages

Breaking News:

GỐC CỦA BỆNH THÀNH TÍCH: TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC

GỐC CỦA BỆNH THÀNH TÍCH: TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC  Thành tích là căn bệnh mà nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là người đầu tiên lên ...

GỐC CỦA BỆNH THÀNH TÍCH: TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC 

Thành tích là căn bệnh mà nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là người đầu tiên lên tiếng tuyên chiến với nó. Khẩu hiệu "Nói không với bệnh thành tích" rất được lòng dân và được cả xã hội đồng tình, hưởng ứng.
Vậy mà tại sao hàng chục năm sau cuộc tuyên chiến đó, bệnh vẫn ngày một trầm trọng, mặc dù cái khẩu hiệu do ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra ngày nào đó vẫn còn đỏ tươi tại các trường học?
Thời điểm đó, tôi đã từng có bài nói thẳng rằng, không chống được. Một là, do chưa gọi đúng tên căn bệnh của toàn xã hội chứ không riêng giáo dục. Thành tích không là bệnh trừ phi đó thành tích ảo hay dối trá. Một hệ thống dối trên lừa dưới và tự dối mình. Riêng điều này không trách ai, vì cả dân tộc đang đồng bệnh. Văn hóa tốt khoe, xấu che dẫn đến dùng cái tốt che đậy lên cái xấu thành nuôi mầm xấu. Hai là, do cái gốc của cơ chế thi đua khen thưởng quái gở từ trên dội xuống buộc tất cả các ngành nghề, trong đó có giáo dục, phải đối phó một cách dối trá. Nhưng cái gốc này chắc chắn người tuyên chiến với bệnh thành tích là ông Nguyễn Thiện Nhân không nhìn ra hoặc cố tình phớt lờ để vấy lỗi cho toàn xã hội hay cấp dưới của mình. Bây giờ ông Nhạ hay bất cứ ông nào không giải quyết triệt để thì cũng chỉ là trò chơi cây cảnh, dùng dao cắt ngọn để bộ rễ phát triển mạnh hơn.
Tôi bắt đầu từ nguyên nhân thứ nhất. Thành tích xuất phát từ phong trào thi đua yêu nước do Hồ Chí Minh phát động trong thời kỳ đầu cách mạng. Và phong trào này phát huy tác dụng tích cực thật sự trong chiến tranh. Trong bối cảnh đó nếu có thành tích ảo cũng vô hại. Chẳng hạn, ta bắn hạ 1 B52 nhưng khai báo thành 10 B52, tiêu diệt 100 thành 1000 tên địch thì cũng chỉ có lợi cho tuyên truyền. Các thành tích ấy cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước và chiến đấu của toàn quân, toàn dân. Nhưng khi xây dựng kinh tế thì những thành tích ảo tương tự như vậy vô cùng có hại. Tôi nhớ quê tôi, đàn bò của nông trại hợp tác xã ban đầu là 100 con, chết dần chết mòn còn vài chục con ốm giơ xương. Nhưng khi trên xuống kiểm tra và hợp tác xã bạn sang học hỏi thì đàn bò có đến 500 con béo tốt. Toàn mượn của dân để lòe. Nông sản, thực phẩm cũng thi nhau báo cáo vống lên cho vượt chỉ tiêu. Hậu quả là đến lúc mất an ninh lương thực và hợp tác xã sụp đổ.
Trong khi đó các loại bằng khen, danh hiệu thì vẫn ban tặng ào ào như niềm tự hào của cá nhân và tập thể điển hình.
Tôi hình dung giáo dục cũng đang xây cái lâu đài với thành tích ảo như vậy. Nó không sụp đổ như hợp tác xã nhưng tình trạng mất an ninh về đạo đức, tư tưởng và tiêu cực be bét trong học đường thì đã bùng nổ đến mức xã hội xem giáo dục không hơn mớ giẻ rách được bôi sơn và tắm nước hoa.
Tôi nói sang nguyên nhân thứ hai. Phát động và phấn đấu đạt thành tích nào đó không có lỗi. Tâm lý chạy theo thành tích của số đông cũng không có lỗi. Lỗi đích thực nằm ở ngay tại các ban thi đua khen thưởng từ trung ương đến địa phương. Tôi hỏi chính cựu hiệu trưởng của tôi về một vụ bê bối của giảng viên, rằng tại sao không xử lý rốt ráo để ngăn chặn tiệt nọc những tiêu cực có thể phát sinh. Ông nói trong rơm rớm nước mắt, rằng anh và mọi người đã nỗ lực hết mức để vực nhà trường đứng lên và phát triển sau sự sụp đổ của nhiệm kỳ trước, nếu bây giờ sự vụ vỡ lở ra, công lao của anh em mình đổ hết xuống sông xuống biển! Nghe vậy, tôi chỉ có thể chảy nước mắt cùng ông.
Không hiểu kẻ nào đã ra một thứ luật thi đua khen thưởng quái gở đến mức nhà trường hay một đơn vị sự nghiệp nào đó đã nỗ lực hết mình với hàng trăm thành tích thật, nhưng chỉ cần một cá nhân nào đó sai phạm bị kỷ luật là toàn bộ thành tích thật kia bị phủ nhận sạch trơn. Có hiệu trưởng kể với tôi rằng, cả trường của ông nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, các hoạt động dạy và học vượt các chỉ tiêu, nhưng chỉ vì một đơn kiện của ai đó là bị xổ toẹt bất luận là đơn kiện đó đúng hay sai. Hài hước hơn là một trường nọ có cô giáo sinh con đứa thứ ba mà cả trường bị cắt thành tích thi đua. Các ban thi đua khen thưởng nghĩ lãnh đạo hay toàn thể giáo viên phải có trách nhiệm canh gác dưới gầm giường của cá nhân từng thầy cô giáo để ngăn chặn sinh con ngoài kế hoạch vậy!
Cách đánh giá thi đua khen thưởng đó chính là thủ phạm của bệnh thành tích. Mọi tiêu cực đều bị giấu nhẹm, thậm chí được bao che để mọi thứ tròn trịa, vuông vắn cho các bản báo cáo, từ đó kích thích sự ăn không nói có lãnh đạo và của cả xã hội. Trong khi lẽ ra phải thực hiện nguyên tắc ai làm nấy chịu. Đơn vị nào xử lý nghiêm minh tiêu cực và yếu kém thì cần được biểu dương khen thưởng thì người ta lại không làm.
Tôi từng kể cho các bạn nghe câu chuyện "Trong nồi canh có cục cứt". Một đồng nghiệp nói với tôi hàm ý chê trách, rằng kẻ sĩ lựa điều tốt mà nói, không nên khoét sâu vào tiêu cực, cái xấu. Tôi hỏi, vậy nhỡ trong nồi canh có cục cứt thì khuấy ra cho mọi người kinh tởm rồi đổ đi và nấu nồi canh khác hay lặng lẽ vớt ra rồi cả nhà cùng ăn? Tôi hình dung, cứ chơi trò giấu nhẹm những bê bối để có thành tích đẹp đầy tự hào trong các báo cáo thi đua rồi nhận bằng khen, danh hiệu thì cả lũ chúng ta mỗi ngày đều phải ăn cái nồi canh như vậy!
Những be bét vỡ ra vừa rồi, từ bạo lực đến dâm ô trong học đường không phải đáng buồn như anh Nhạ than thở mà nhục lắm!
Chu Mộng Long




Không có nhận xét nào