Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HẬU QUẢ KTVN SẼ THẾ NÀO NẾU ÔNG TRUMP XEM XÉT THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VỚI VN

HẬU QUẢ KTVN SẼ THẾ NÀO NẾU ÔNG TRUMP XEM XÉT THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VỚI VN Tui đã nói ở những bài trước rồi trước sau gì lão Trump sẽ xem xét ...

HẬU QUẢ KTVN SẼ THẾ NÀO NẾU ÔNG TRUMP XEM XÉT THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VỚI VN

Tui đã nói ở những bài trước rồi trước sau gì lão Trump sẽ xem xét thâm hụt thương mại với VN. Chính phủ kiến tạo của anh đã làm được gì vậy anh Phúc? Anh chẳng làm được gì mà chỉ nổ là giỏi. Để tui phân tích cho anh thấy nhé 
Mỗi năm Hoa Kỳ thâm hụt thương mại với VN khoảng 32 tỷ đô. VN là nước đứng thứ 5 trong tổng số các nước xuất hàng vào Hoa Kỳ. Và chủ trương của ông Trump là đàm phán song phương chứ không phải đa phương nên ông Trump mới rút khỏi hiệp ước TPP. Hậu quả sẽ là gì nếu Hoa Kỳ xem xét thâm hụt thương mại với VN

+ Thứ nhất hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm sút với chính sách hướng về nội địa, bảo vệ sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 5 trong số các đối tác nhập khẩu của Mỹ.Do đó, Việt Nam có thể bị đưa vào dạng các nước theo dõi và có các chính sách thuế quan, phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong trường hợp nếu có các xung đột leo thang và xảy ra tranh chấp thương mại dẫn tới việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp thuế quan đối với Việt Nam, thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn. Quy mô xuất khẩu sang Mỹ là hơn 40 tỷ USD mỗi năm, chiếm tỷ trọng gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

+ Thứ hai, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ bị suy giảm thậm chí chảy ra ngoài Việt Nam. Việc Mỹ khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ quay về đầu tư trong nước thông qua việc giảm thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp có thể sẽ thúc đẩy các tập đoàn lớn rút vốn khỏi Việt Nam hoặc xem xét lại kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, do đó sẽ tác động đến khả năng tiếp cận vốn, công nghệ hiện đại của Việt Nam

+ Thứ ba, dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ sụt giảm mạnh và thị trường tài chính sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn. Từ đầu tháng 6/2018 TTCK liên tục giảm điểm, thời điểm tháng 10/2018 giảm 10 phiên liên tiếp chỉ số VN index xuống mức 820 điểm. Do các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại đã liên tục bán ròng trên cả hai thị trường. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD liên tục tăng, đặc biệt là trong tháng 7 và tháng 8/2018. Tính tới 6/8/2018, tỷ giá trung tâm được giữ ở mức 22.676 VND/USD, tăng 0,17% so với thời điểm 6/7/2018. Tỷ giá bình quân ngân hàng thương mại và tỷ giá trên thị trường tự do đều tăng mạnh so với các tháng trước đó.

Xu hướng đồng USD lên giá sẽ gây sức ép dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy khỏi thị trường các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, gây sức ép đến điều hành tỷ giá, dự trữ ngoại hối và nợ công, đặc biệt trong bối cảnh nợ công đang chạm trần và phần lớn các khoản nợ của Việt Nam là bằng đồng USD. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng rút vốn khỏi những thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam bởi lo ngại về đồng tiền mất giá.
 Cơn bão suy trầm kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 sẽ quay trở lại. Lần này hậu quả sẽ thảm khốc hơn vì quỹ dự trữ ngoại hối không còn nhiều, các khoản nợ nước ngoài đến hạn thanh toán, vốn ODA không còn nên việc vực dậy nền KT lúc này là không tưởng.

Minh Ho



Không có nhận xét nào