HỘI NHẬP:VỠ MỒM NÔNG SẢN VIỆT Sang năm 2019, các FTA thế hệ mới(hiệp định thương mại tự do thế hệ mới) sẽ được thực thi. Nguy hiểm nhất là...
HỘI NHẬP:VỠ MỒM NÔNG SẢN VIỆT
Sang năm 2019, các FTA thế hệ mới(hiệp định thương mại tự do thế hệ mới) sẽ được thực thi. Nguy hiểm nhất là CPTPP là hiệp định thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới với sức cạnh tranh khốc liệt giữa các nước thành viên. Thuế sẽ được cắt giảm tối thiểu hoặc bằng 0% khiến hàng hóa tự do thông thương. Mà năng lực cạnh tranh bên Việt Nam thì biết rồi đó. Nhất là nông sản sẽ thua ngay trên sân nhà. Bởi vì hàng ngoại tràn vào sẽ nhiều hơn nữa. Mà hiện giờ đã đang thua rồi, đồ của Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường đáng kể.
Thực trạng nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn đang vẫn manh mún, lạc hậu và chất lượng kém. Bên nhà nước thì cũng chưa giải quyết được việc này ổn thỏa. Vẫn chưa dồn điền đổi thừa được. Vẫn chưa kết hợp tốt doanh nghiệp và nhà nông( mấy cái phóng sự thành tích mô hình nông nghiệp trên tivi chỉ là đơn lẻ, điển hình thôi chứ dân vẫn bị động về vấn đề đầu ra nông sản lắm, là cả chính phủ cũng bị động đầu ra vì thị trường Trung Quốc), vẫn chưa áp dụng tốt, đồng bộ khoa học kỹ thuật được, mới chỉ là giai đoạn thí điểm, chưa đi sâu vào từng hộ sản xuất. Kể cả việc thu hút vốn FDI đổ vào nông nghiệp vẫn chưa làm được. Thích tiền tươi, tham nhũng nên đổ hết ODA hay mời gọi FDI vào công nghiệp, dịch vụ để lấy tăng trưởng. Chính vì vậy ngành nông nghiệp vẫn rất kém.
Tình trạng sản xuất tự phát, mạnh ai lấy làm, thiếu sự sát sao, đồng bộ trong công tác quản lý gây ra sức cạnh tranh tổng lực của nông sản Việt là rất kém. Chi hàng trăm nghìn tỷ cho nông nghiệp mà chẳng thấy ăn thua. Vậy thì với tình trạng này thì liệu có cạnh tranh trong nước được không , với nước ngoài được không? Tất nhiên là về chất lượng, an toàn, công nghệ thì vẫn chưa đủ sức để thắng ở mặt trận thị trường rồi. Chỉ còn vấn đề giá cả. Nếu ông bán ra nước ngoài thì ngoài việc chất lượng, an toàn, còn phải tính đến giá thì mới cạnh tranh được, nhưng mà khó đấy. Nhưng thị trường trong nước thì dễ tính, cứ giá rẻ là họ mua, bẩn họ vẫn mua, khuất mắt trông coi là mua hết. Nhưng giảm giá thì nông dân lại bất lợi. Mà giữ giá thì lại khó cạnh tranh. Đây là bài toán khó. Theo Nam nghĩ là sẽ giảm giá để cạnh tranh. Nhà nước hiện giờ vẫn đang loay hoay khâu bao tiêu sản phẩm hay biện pháp làm sao để nông sản Việt đứng vững ở thị trường trong nước. Chúng ta thấy từ rau củ, thịt heo chủ yếu là tự sản, tự tiêu thụ qua các kênh thương lái nhỏ lẻ và các chợ cóc, chợ tạm. Riêng kênh Trung Quốc thì rất bất ổn vì nhiều thủ đoạn và hợp đồng không chắc chắn dẫn đến giải cứu triền miên.
Thực tế là để xuất khẩu được nông sản thì hộ nông dân phải sản xuất có quy mô, đồng bộ mô hình, kỹ thuật công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng. Mà đa số các hộ sản xuất vẫn chưa làm được điều này thành ra canh tác vẫn tự phát, manh mún và sản phẩm chất lượng kém chỉ tiêu thụ trong nước. Sang năm cạnh tranh như vậy thì giá sẽ xuống rất mạnh để chiếm ưu thế thị trường. Lại giải cứu thôi.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào