Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHÔNG PHÂN BIỆT CHÍNH QUY VÀ VỪA LÀM VỪA HỌC: THỰC CHỨ HƯ GÌ NỮA?

KHÔNG PHÂN BIỆT CHÍNH QUY VÀ VỪA LÀM VỪA HỌC: THỰC CHỨ HƯ GÌ NỮA? Quốc hội vừa thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật: không ...

KHÔNG PHÂN BIỆT CHÍNH QUY VÀ VỪA LÀM VỪA HỌC: THỰC CHỨ HƯ GÌ NỮA?

Quốc hội vừa thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật: không phân biệt hệ chính quy và vừa làm vừa học (gọi theo cách cũ là tại chức, chuyên tu, từ xa).
Quyết định này chắc chắn làm nức lòng các quan chức từ cấp xã đến cấp trung ương, vì đa số đang sở hữu bằng tại chức.
Mà không chỉ quan chức, trong mười năm gần đây, tỉ lệ cấp bằng chính quy và tại chức hàng năm là 10/90. Trường chúng tôi có những thời điểm chỉ có 3000 sinh viên chính quy thì đã có 20.000 sinh viên tại chức.
Trong khi sự bấm nút của quốc hội làm nức lòng đa số người học thì nhiều bạn sinh viên chính quy (đã ra trường và đang học) của tôi vào inbox hoặc hỏi trực tiếp tôi trong sự uất nghẹn: "Thầy ơi, chuyện đánh đồng chính quy với tại chức là thực hư thế nào? Sao bất công vậy? Chúng em còn động lực nào mà học tập, phấn đấu nữa?".
Thật khó trả lời cho các bạn.
Về nguyên tắc, bằng cấp là xác nhận một năng lực, một trình độ sau một thời gian học tập và phấn đấu. Đối với giáo dục hiện đại với phương châm học suốt đời, người ta không có điều kiện học tập trung thì học các hình thức khác, kể cả quyền tự học và được phép tham gia các kỳ thi. 
Không có quốc gia nào phân biệt tại chức với chính quy. Nhưng điều quan trọng là người ta đã tổ chức học tập và thi cử như thế nào để đảm bảo chất lượng.
Còn Việt Nam thì chưa chấn chỉnh mặt bằng chất lượng đã thông qua sự bình đẳng, thực chất là cào bằng giữa các hệ đại học. Đó là một "chiến lược" tiêu diệt hoàn toàn động lực học tập và phấn đấu của người học.
Tôi có hàng vạn học trò học hệ tại chức. Tôi là thầy giáo của họ, tôi không được nói điều ngoài xã hội vẫn nói "ngu như taị chức". Đó là sự xúc phạm họ và tự xúc phạm chính mình với tư cách là người thầy. Nếu trò có ngu là tại thầy.
Tôi tuyệt nhiên không có lời trách các bạn. Học trò tôi dù là chính quy hay tại chức tôi đều trân trọng như nhau.
Vậy thì trách ai bây giờ?
Trong khi sự thực, không thể đánh đồng chất lượng chính quy với tại chức. Mặc dù từ lâu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu xây dựng chương trình tại chức tương đương như chính quy. Các kỳ thi đầu vào đầu ra cũng được xem như chuẩn quốc gia. Nhưng cách tổ chức đào tạo, thi cử tại chức có đảm bảo chất lượng và trình độ như chính quy hay không thì ai cũng biết, trừ những cái đầu dối trá có tình ngụy biện.
Ba ngày học xong một giáo trình, kể cả đó là giáo trình ngoại ngữ. Thời lượng học mỗi ngày 10 tiết, nhưng thực học là bao nhiêu tiết, học viên lên lớp đảm bảo chuyên cần như thế nào và kể cả những quan hệ ăn nhậu, phong bì phong bao ra sao chỉ người nằm trong chăn có dám thú nhận hay không.
Nhưng đau lòng nhất là kết quả học tập của học viên tại chức thường cao hơn chính quy. Vì sao thì hỏi các thầy cô.
Và như vậy, trừ số đông những người đã có việc làm rồi mới đi học để giữ ghế và công việc, cơ hội việc làm của hệ tại chức là cao hơn chính quy chứ không bình đẳng như các đại biểu tưởng tượng.
Vậy là nỗ lực đấu tranh để nâng cao chất lượng đào tạo bao nhiêu lâu nay của những người tâm huyết với giáo dục, với vận mệnh của đất nước, dân tộc coi như đã đổ xuống sông xuống biển từ một đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và từ một cái bấm nút của Quốc hội! Đau lòng thay!
Đau lòng nhất là các sinh viên học chính quy, từ sàng lọc đầu vào qua môt kỳ thi tuyển sinh vật vã, từ chuyên cần đến học tập và sáng tạo cật lực để có tấm bằng khá giỏi lại khó xin việc hơn lạc đà chui qua lỗ kim vì lực lượng tại chức hùng hậu đã chiếm hết chỗ!
Chu Mộng Long



Không có nhận xét nào