Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LUẬT AN NINH MẠNG ,LIỆU CÓ KHÃ THI?

Luật an ninh mạng: Liệu có khả thi?    Bên công an họ soạn thảo hết cả, gồm rất nhiều điều khoản khá chặt chẽ. Tuy nhiên với nhiều điều khoả...

Luật an ninh mạng: Liệu có khả thi?

   Bên công an họ soạn thảo hết cả, gồm rất nhiều điều khoản khá chặt chẽ. Tuy nhiên với nhiều điều khoản vi phạm nhân quyền, xâm phạm đời tư cá nhân như vậy thì liệu có khả thi hay là khả thi với những ứng ứng dụng, lĩnh vực nào? Ta bàn một số vấn đề như sau:

    Luật này ra đời là bắt chước ở bên Tàu. Nó không chỉ đơn giản là đảm bảo an ninh mạng internet mà mục đích chính là đàn áp bất đồng chính kiến và che đậy sự thật. Nó gồm nhiều điều như thu thập, giám sát dữ liệu người dùng, kiểm duyệt thông tin hay ép các cơ quan cung cấp dịch vụ phải tuân theo luật chơi độc tài của nước sở tại. Trong trò này cũng có việc nhân sự trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải có người của nước sở tại. Chúng ta cũng đã thấy bên Trung Quốc họ đã thực thi thế nào rồi. Tuy nhiên nếu mang nội dung cái luật an ninh mạng kia đi để thỏa thuận ép buộc thì các nhà cung cấp dịch vụ khó có thể chấp nhận. Bởi vì nó vi phạm rất nhiều tiêu chí chung về nhân quyền, đời tư cá nhân của thế giới. Và việc nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chấp nhận thỏa thuận độc tài này đồng nghĩa họ tự hại chính mình về mặt uy tín cũng như tài chính và có thể dính đến làn sóng tẩy chay , phản đối hoặc có thể phải dính vào điều tra. Và hiện nay cũng chưa có doanh nghiệp nào đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc này hoặc đặt máy chủ ở nước ta.

    Luật an ninh mạng chỉ có thể phát huy tác dụng nếu nhà cung cấp dịch vụ đồng thuận, bỏ qua lợi ích kinh doanh toàn cầu, bỏ qua uy tín hay thiệt hại tài chính. Và nó cũng phát huy tác dụng với các mạng nội địa như các mạng xã hội ở bên Trung Quốc. Nam nghĩ rằng bên Việt Nam sẽ ép các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay Google, youtube, twitter...ra khỏi thị trường Việt Nam và thay vào đó bằng các ứng dụng mạng xã hội của Tàu và đổi tên đi là xong(thay vỏ). Bởi vì việc kiểm duyệt các mạng xã hội mở của phương Tây là rất khó thực thi và thỏa thuận. Đơn giản như việc kiểm duyệt các nội dung, từ khóa có tính chất nhạy cảm chính trị hoặc nội dung thông tin giao tiếp của người dùng là rất sai trái và vi phạm. Nhưng nếu dùng các ứng dụng của Tàu hoặc nội địa thì áp dụng tốt luật này và kiểm duyệt được toàn bộ thông tin. Nhất là việc kê khai thông tin trước khi đăng ký tài khoản người dùng với các mục mang tính bắt buộc.

     Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại. Nếu đẩy các nhà cung cấp dịch vụ đang ở Việt Nam ra thì thiệt hại về rất nhiều mặt và gây rối loạn. Thế nhưng bên Tàu họ đã làm được việc này. Các ứng dụng mới đều đáp ứng được nhu cầu người dùng nhưng chỉ khác là bị kiểm duyệt mà thôi và nội dung thông tin của nó cũng rất phong phú. Vậy nên xảy ra hai khả năng: Một là cái luật này ra để hợp thức hóa việc bắt bớ bất đồng chính kiến nhưng luật này vẫn sẽ không nhận được sự đồng thuận của các nhà cung cấp dịch vụ. Nó chỉ là cái cớ mà thôi. Mà xưa nay chưa có luật thì họ vẫn bắt, vẫn độc tài đó thôi. Hai là  sẽ có các ứng dụng mạng xã hội mới thay thế các ứng dụng hiện nay. Và rõ ràng thì họ kiểm duyệt từ A-Z rồi. Kể cả hai ông nói chuyện với nhau qua tin nhắn mà chửi anh Trọng là khéo ăn phạt hành chính hoặc ăn án vài năm như chơi. Và khả năng bên chính quyền sẽ làm cái điều thứ hai này. Họ không từ bỏ đâu. Họ luôn đặt lợi ích chế độ lên trên lợi ích quốc gia, dân tộc nên thiệt hại về kinh tế với họ không là gì. Cứ bảo là nếu rút hết ứng dụng mở hay kiểm duyệt thì nước ngoài họ không làm ăn hay thiệt hại nhiều. Thằng Tàu nó vẫn đầy công ty nước ngoài, vẫn làm ăn được đó thôi. Nên việc lấy thiệt hại kinh tế ra để nói hay cản trở chính quyền thực thi luật này và kiểm duyệt là điều không có tác dụng. 

     Vậy đó. Theo Nam là sẽ có mạng xã hội mới với kiểm duyệt rất gắt gao. Tất cả đều là đồ Tàu, chỉ là đổi vỏ thôi. Nội dung cụ thể Nam để dưới hình. Mọi người nên đọc kỹ để hiểu rõ hơn.

Nguyễn Việt Nam





















Không có nhận xét nào