Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LƯU HIỂU BA VÀ BẢN HIẾN CHƯƠNG 08 - ÁNH ĐUỐC SOI RỌI CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ Ở TRUNG QUỐC

LƯU HIỂU BA VÀ BẢN HIẾN CHƯƠNG 08 - ÁNH ĐUỐC SOI RỌI CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ Ở TRUNG QUỐC Ngày 10/12/2018 vừa qua, là ngày kỷ niệm 70 năm Tuyên ng...

LƯU HIỂU BA VÀ BẢN HIẾN CHƯƠNG 08 - ÁNH ĐUỐC SOI RỌI CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ Ở TRUNG QUỐC

Ngày 10/12/2018 vừa qua, là ngày kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và cũng là kỷ niệm 10 năm ngày ra đời Hiến chương 08 (零八宪章 - Linh bát hiến chương) của nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo - 刘晓波) là một trí thức và là nhà hoạt động nhân quyền của Trung Quốc. Ông từng là Chủ tịch của Trung tâm Văn Bút Quốc tế độc lập của Trung Quốc từ năm 2003. Vào ngày 8/12/2008, Lưu Hiểu Ba bị bắt giam vì việc ông tham gia viết Hiến chương 08. Ông bị bắt chính thức vào ngày 23/6/2009, vì bị nghi có dính líu tới việc "xúi giục chống phá nhà nước." Ông bị buộc cùng tội danh vào ngày 23/12/2009, và bị kết án 11 năm tù và hai năm bị tước quyền chính trị vào ngày 25/12/2009. Lưu Hiểu Ba thi hành án tù tại Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Vào ngày 26/6/2017, ông đã được cấp cứu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối và qua đời vào ngày 13/7/2017 tại bệnh viện. Ông thọ 61 tuổi.

Năm 2010, Ông được trao giải Nobel Hòa Bình vì "cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc", bất chấp áp lực từ chính quyền Trung Quốc ngăn cản việc trao giải cho ông. Người phát ngôn Chính quyền Bắc Kinh nói với phóng viên rằng ông Lưu Hiểu Ba vào tù vì vi phạm pháp luật, và rằng trao giải Nobel Hòa bình sẽ mang đến thông điệp sai trái. Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho rằng giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba là "sự công nhận rằng thế giới ngày càng đồng thuận trong việc cải thiện quyền con người".

Lưu Hiểu Ba là công dân đầu tiên của Trung Quốc được trao giải thưởng Nobel khi vẫn còn sống ở trong nước. Ông cũng là người thứ 3 được trao giải thưởng này khi còn ở trong tù hay bị giam giữ, sau Carl von Ossietzky (1935) của Đức và bà Aung San Suu Kyi (1991) của Miến Điện. Ông cũng là người thứ hai (sau Ossietzky) đã bị chính quyền từ chối không cho người đại diện đi nhận giải dùm và chết trong trại giam.

SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG HIẾN CHƯƠNG 08

Hiến chương 08 là một tuyên ngôn đầu tiên có chữ ký của hơn 350 trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ ở Trung Quốc.

Bản Tuyên ngôn đã được phát hành vào ngày 10/12/2008, nhân kỷ niệm 60 năm của Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới, được áp dụng tên và phong cách từ Hiến chương 77 chống lại chế độ CS do những người bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc xuất bản. Kể từ khi được phát hành, có hơn 8.100 người bên trong và ngoài Trung Quốc đã ký vào bản Tuyên ngôn này.

Trích phần mở đầu:

"Hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời đúng 100 năm về trước; Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cũng đã tròn 60 tuổi. Bức tường Dân chủ (Democracy Wall) đã dựng lên được 30 năm; 10 năm đã trôi qua từ khi chính phủ Trung Quốc ký Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

Sau một thời kỳ dài sống cùng những thảm họa về nhân quyền, đối mặt với chúng bằng những cuộc đấu tranh cam go và khốn khổ, những người Trung Quốc nào đã thức tỉnh sẽ ngày càng có thêm nhận thức để khẳng định rằng, tự do, bình đằng, và nhân quyền chính là những giá trị phổ quát mà nhân loại chia sẻ; và rằng dân chủ cùng một nền cộng hòa lập hiến là những thiết chế căn bản của văn hoá chính trị hiện đại.

Những kẻ muốn tìm cách “hiện đại hóa” việc tước đoạt những giá trị phổ thông này và các cơ chế chính trị dân chủ căn bản sẽ dẫn đất nước tiếp tục đi trên một quy trình đầy thảm họa, vì nó ngăn cản người dân thực hiện các quyền tự do, làm mục rữa lòng nhân bản trong họ, và hủy diệt phẩm giá của mỗi người.

Trung Quốc trong thế kỷ 21 sẽ đi về đâu? Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục mô hình “hiện đại hóa” này trong một chế độ toàn trị, hay là chúng ta sẽ ủng hộ những giá trị chung của nhân loại, hòa vào dòng chảy của văn minh, và xây dựng một mô hình nhà nước dân chủ? Đây là một việc mà chúng ta không thể né tránh và phải quyết định.''

Hiến chương đã nhận được nhiều chữ ký từ những người nổi tiếng trong và ngoài chính phủ, bao gồm các luật sư, một blogger Tây Tạng, tên là Woeser, và Bào Đồng, một cựu quan chức cấp cao của ĐCS Trung Quốc. Tất cả họ đều phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ và tù đày. Hiến chương kêu gọi 19 nội dung thay đổi để cải thiện nhân quyền tại Trung Quốc, bao gồm một hệ thống pháp lý độc lập, tự do lập hội và loại bỏ các chế độ độc đảng. "Tất cả các loại xung đột xã hội đã không ngừng tích lũy và cảm xúc của sự bất mãn đã tăng liên tục''. "Hệ thống hiện tại đã trở nên quá lạc hậu đến mức thay đổi là không thể tránh khỏi''. "Trung Quốc là nước duy nhất có quyền lực lớn trên thế giới vẫn giữ chế độ toàn trị vi phạm quyền con người''. "Thực trạng này phải thay đổi!! Cải cách Chính trị dân chủ không thể trì hoãn lâu hơn nữa"...

Các nội dung chính bản hiến chương:

1. Sửa đổi Hiến pháp;
2. Phân quyền;
3. Dân chủ lập hiến;
4. Tư pháp độc lập;
5. Kiểm soát xã hội đối với công chức;
6. Bảo đảm quyền con người;
7. Bầu cử các quan chức trong bộ máy công;
8. Bình đẳng Nông thôn - Thành thị;
9. Tự do lập hội;
10. Tự do hội họp;
11. Tự do ngôn luận;
12. Tự do tôn giáo;
13. Giáo dục toàn dân;
14. Bảo vệ quyền sở hữu tư nhân;
15. Cải cách Tài chính và thuế;
16. An sinh xã hội;
17. Bảo vệ môi trường;
18. Chế độ Cộng hòa liên bang;
19. Hoà giải dân tộc.

Nội dung của Hiến Chương 08 đã phổ quát toàn bộ khái niệm về dân chủ. Lưu Hiểu Ba và những người cùng chấp bút viết ra nó xứng đáng được tôn vinh vì công cuộc khai sáng của họ đối với nhân dân Trung Quốc. Hôm nay, tròn 10 năm trôi qua kể từ khi bản Hiến chương ra đời. Tuy ước nguyện của ông và những người đồng đội vẫn chưa đạt được vì chế độ độc tài ở Trung Quốc vẫn tồn tại. Nhưng bản Hiến chương đã là ánh đuốc soi đường cho thế hệ trẻ ở Trung Quốc, ít nhiều họ cũng sẽ bị tác động, mở mang dân trí và quyết tâm đấu tranh cho nền dân chủ Trung Quốc.

CON ĐƯỜNG NÀO CHO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM?

Nếu như phải có một Hiến chương cho Việt Nam, có lẽ nên viết với cái tên là Hiến Chương 2020. Hiến chương này sẽ nhắc cho chúng ta, người dân Việt Nam, vẫn còn nhớ hiệp ước năm 2020 mà tất cả chúng ta đều biết. Cũng như nhắc cho ĐCS biết rằng, Việt Nam là quốc gia của 100 triệu dân, chứ không phải là tài sản riêng của ĐCS. Và, Hiến chương này nếu được viết, chỉ có thể tác động đối với nhân dân, còn với ĐCS, nó vô dụng.

Bởi vì sao?

CSVN là bản sao của CS Trung Quốc. Cứ nhìn đường lối điều hành của Trung Quốc thì sẽ thấy hoàn cảnh của Việt Nam.

Việc viết một bản Hiến chương kêu gọi ĐCS thay đổi đường lối, chính sách và cơ chế độc đảng của nó là không khả thi. Bởi vì tự thân nó sẽ không bao giờ chấp nhận thay đổi. Nếu có, chỉ là sự thay đổi "hiện tượng'' chứ không chạm vào bản chất độc tài, độc đảng. Tương tự như việc quý vị thay đổi một cái áo rách nát bằng cái áo lành hơn một chút, rồi qua một thời gian cái áo lại tiếp tục cũ rách. Mọi việc lại đâu vào đó. Tình hình sau 10 năm bản Hiến chương ra đời và chế độ độc tài toàn trị thực tại ở Trung Quốc cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đó là minh chứng rõ ràng, rằng ĐCS sẽ không bao giờ tự thân thay đổi.

Vây nên đối với Việt Nam, (và cho cả những người đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc hay các quốc gia CS), phải quyết liệt, hành động thế nào để sau đó có thể viết một nên một bản HIẾN PHÁP mới. Chỉ có cách này mới giải quyết tận gốc rễ!

Một điều quan trọng là thời gian không chờ đợi chúng ta, thế giới phát triển không chờ đợi chúng ta. Trong khi ĐCS cứ ôm khư khư sự độc đảng độc tôn, đó là tấm màn u tối ngăn chặn chúng ta nhìn ra thế giới.

December 21, 2018 Selena zen



Không có nhận xét nào