Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MẠNH TÂN

MẠNH TÂN  Như trước đây tôi đã từng có bài viết “Bát Quốc Liên Quân” để nói về việc Mỹ đang lập liên minh quân sự để kềm chế Trung Quốc ở B...

MẠNH TÂN 

Như trước đây tôi đã từng có bài viết “Bát Quốc Liên Quân” để nói về việc Mỹ đang lập liên minh quân sự để kềm chế Trung Quốc ở Biển Đông. Như thông lệ thì bài viết đó cũng bị mấy ông “dân chủ chửi Trump” cho rằng viết nhảm thì nay mọi việc đã rõ nét.



Ngày 28/12/2018, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Randy Schriver đã chính thức lên tiếng kêu gọi các nước đồng minh đã gửi tàu chiến đến Biển Đông nên tiến hành nhiều cuộc “tuần tra” hơn nữa vì có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang gia tăng các căn cứ quân sự tại đây.

Dĩ nhiên lời kêu gọi tăng cường tuần tra của quan chức Mỹ chỉ là bề mặt để chính danh hoá việc 8 nước đồng minh do Mỹ dẫn đầu tăng cường binh lực để chờ phút tối hậu sau cùng. Không ai đem tàu chiến đi nửa vòng trái đất chỉ để tuần tra suông cả. Nếu cần tuần tra thì hai hạm đội Mỹ đang có mặt ở Thái Bình Dương là quá đủ.

Trong việc Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria và Afganistan thì đến bây giờ chúng ta thấy rõ là Trump... tung hoả mù như đã dự đoán trước đó. 

Về Syria, qua đầu tháng 1/2019, Văn phòng Chính phủ, Bộ quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton của Trump sẽ làm việc cùng nhau để thực hiện lộ trình rút quân khỏi Syria.

Bolton sẽ thăm Israel và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 01/2019 để bàn về những công việc tiếp theo đối phó với các thử thách an ninh mà đồng minh và đối tác trong khu vực đang gặp phải. Mỹ rút quân nhưng vẫn hợp tác và phối hợp với các nước, vẫn công nhận quyền tự vệ của Israel.

Điều này đã khẳng định về phân tích trước đây của chúng ta. Mỹ rút quân khỏi Syria để tránh khỏi những xung đột quân sự Mỹ- Nga trực tiếp và khó kiểm soát, để Nga không ủng hộ quân sự cho Trung Quốc ở Biển Đông. Chứ Mỹ không hoàn toàn bỏ Trung Đông. 

Về Afganistan cũng thế, sau khi tin về việc Mỹ rút 7000 lính ra khỏi nước này thì đến nay không có ông lính nào rút cả. Bộ quốc phòng Mỹ nói rằng tin rút quân là do một nhân viên của bộ gửi ra cho các báo, nhưng bộ này không điều tra ra được nhân viên này là ai. 

Tình báo Trung Quốc mà Mỹ còn bắt được, mà nhân viên Bộ quốc phòng đưa tin giả lại không điều tra ra. Rõ ràng những tin tức về vấn đề Trung Đông được cố ý gây nhiễu cho những kế hoạch Biển Đông. 

Nhìn qua châu Âu, chúng ta thấy rõ người bạn 16 vàng 4 tốt của Mỹ là Anh đã có những bước phối hợp nhanh hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã chỉ trích đích danh Trung Quốc là nước có ý đồ xấu để dọn đường dư luận cho cái lò Biển Đông sắp đến.

Không chỉ các nước lớn như Anh, Pháp, Đức.. ở châu Âu phối hợp với Mỹ, các nước nhỏ như Czech cũng đã lên tiếng bắt đầu bài trừ Huawei. Làn sóng chiến tranh tình báo do Canada đứng ra và Mỹ phía sau đã loan rộng đến những quốc gia mà Mỹ cần hướng đến. 

Trung Quốc và Tập Cận Bình đã bắt đầu thấy rõ (dĩ nhiên là nhiều hơn chúng ta) về những gì đang thực sự xảy ra. Một mặt họ vẫn muốn dùng lợi ích kinh tế (vẫn mua gạo, đậu tương từ Mỹ...) để tạo ra làn sóng phản đối Trump từ các nhà tài phiệt thuần tuý kiếm tiền bên trong nước Mỹ. Một mặt họ khẩn trương kiểm tra hải quân, tập trận ngư lôi, hoàn tất vũ trang cho tàu sân bay Liêu Ninh... để chuẩn bị chiến tranh vũ trang. 

Dùng lợi ích thương mại trực tiếp với Mỹ để tranh thủ thêm thời gian nhằm chuẩn bị chiến tranh là chiến thuật Trung Quốc đang thực thi lúc này.

Về đối nội, Tập Cận Bình tăng cường chỉnh huấn trung ương đảng CSTQ để siết chặc và củng cố quyền lực hơn nữa cho chức danh thống lĩnh các lực lượng vũ trang mà ghế Chủ tịch nước quy định.

Về đối ngoại, với động thái trao trả người Canada thứ ba và không bắt thêm nữa, cho thấy Trung Quốc muốn xoa dịu lại Canada nhằm phân hoá nước này với Mỹ. Đồng thời uy hiếp các nước nhỏ lân cận ở châu Á theo mình. 

Với Đài Loan thì là bắt đầu uy hiếp về mặt ngoại giao và áp lực quân sự để hợp nhất. Với Việt Nam thì là trắng trợn buộc Việt Nam phải lựa chọn. Với Philippin thì đáng kể hơn, gần như đã áp lực nước này thành công trong việc từ bỏ hiệp ước quân sự với Mỹ. Đồng thời tác động để Triều Tiên chậm lại kế hoạch Kim Jong Un đi gặp Trump ở Mỹ.

Trước đây có Khương Tử Nha hội các nước chư hầu ở Mạnh Tân để phạt Trụ thì nay có Trump đang hội chư hầu ở Biển Đông để phạt Tập.

Thế giới đang có truyện Phong Thần mới, còn Việt Nam tới đây sẽ có truyện kinh điển Ông Già Và Biển Cả, mời các bạn đón xem.

H.M

P/S: Các bạn đọc lại bài viết Bát Quốc Liên Quân ở đây

BÁT QUỐC LIÊN QUÂN

Thời cận đại, Trung Quốc có Từ Hy Thái Hậu chuyên quyền chấp chính, tự cho mình là đúng, dẫn đến Trung Quốc bị liên quân 8 nước gây sức ép  phân chia lợi ích từ nước này.

Thời nay cũng tương tự khi nhìn vào diễn biến thế giới đến ngày hôm nay. Tập Cận Bình đang lâm vào bối cảnh “Từ Hy Thái Hậu tiếp sứ thần 8 nước”.

Chính quyền dân chủ của Mỹ với chính sách độc tài của Trump và sự phản biện cần thiết của phe đối lập đã làm rất tốt chính sách “cây gậy và củ cà rốt” để tranh thủ tối đa lợi ích về cho nước Mỹ khi thành lập liên minh để “đánh vào Trung Quốc”.

Với sự từ chức của thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, (một lãnh đạo có xu hướng thân Trung Quốc),  Các nước đồng minh chống TQ như Mỹ, Úc, Ấn, Nhật và Anh, Pháp, Đức, Canada đã kiện toàn xong bộ khung lãnh đạo cấp cao có tư duy “cùng chống Trung” trong nội bộ khối đồng minh đại cường quốc tế.

Song song với sự kiện toàn khối đồng minh lớn, những nỗ lực của khối này cũng đã làm cục diện các đồng minh nhỏ ở Asean thay đổi. Hiện nay Mỹ đã có lợi thế hơn với sự dứt khoát của Malaysia, Singapore, Thái Lan. Quan trọng hơn là sự “quay về” dần dần tuy còn chậm của hai nước quan trọng là Philippin và Việt Nam. 

Với sự trở lại gần Mỹ hơn của Việt Nam, liên minh 8 đại cường có thể tính toán không chỉ bàn cờ Biển Đông mà còn có thể tính toán nhanh hơn bàn cờ Đông Dương. Là hai nơi mang tính đột phá trong việc 8 nước chiến với Trung Quốc.

Ở phía mang tính đột phá còn lại là Triều Tiên, Trump đang đi một nước cờ y như nước này từng làm, đó là “chơi bài lầy” để tranh thủ lợi ích khi đàm phán. Sau khi đã đặt Kim Jong Un qua khỏi điểm “U-Turn” về cải cách và chính sách, Trump và phe đối lập lại dùng kiểu chơi “tôi gật nhưng ông kia phản đối” để đòi hỏi Triều Tiên nhượng bộ nhiều hơn.

Chính sách cù cưa hai mặt đó không chỉ áp dụng với Triều Tiên mà cả với Nga khi Mỹ cần lôi kéo. Với sự ồ ạt triển khai hải quân và không quân thêm ở các khu vực đang có sự uy hiếp của Nga như Syria và Bắc Hải, Trump sẽ gặp Putin đàm phán tiếp trong thế có lợi hơn cho nước Mỹ. 

Chúng ta hãy để ý cứ mỗi lần cần lôi Putin ra đàm phán, Mỹ lại động binh gây sức ép. Mỹ và Nga hiện nay cũng y như Mỹ và Trung Quốc thời kỳ trước, cần đàm phán để phân chia địa chính trị quốc tế chứ không có nhu cầu thật sự đánh nhau. Rồi Mỹ và Nga cũng sẽ bắt tay nhau vì lợi ích của mỗi cái bắt tay. Tôi cho rằng giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga vẫn ưu tiên về Mỹ hơn.

Mỹ hẳn nhiên cần lôi kéo tiếp tục Nga và Triều Tiên. Nhưng khi cần gật thì Trump gật, khi Mỹ cần lợi ích thì Trump núp ra phía sau cho phe đối lập nhảy ra phản đối. Rồi lại đàm phán.

Sau khi đi Mỹ để hiểu rõ hơn về đường lối và chính sách lâu dài của Mỹ, tổng thống Đài Loan đã dấn một bước mạnh hơn, đó là việc Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh là chữ quốc ngữ thay cho tiếng Hoa là ngôn ngữ truyền thống lâu nay. Đồng thời bà cho phép Mỹ triển khai binh lính ở Đài Loan với cái cớ là bảo vệ “Viện Ngoại Giao Mỹ” ở nước này. 

Sau những bước dấn đó của bà Thái Anh Văn, Mỹ dù tuyên bố vẫn theo đuổi chính sách “Một Trung Quốc” nhưng đã để Đài Loan manh nha có bóng dáng của Hồng Kông một thế kỷ trước đây. 

Đảng em cũng có nhiều chuyển động tương tự để bắt nhịp với sự chuyển dịch của “Đại NATO và Tiểu NATO quốc tế”, dù theo tôi là chậm mất 5 năm. Đó là chủ trì và tham gia các diễn đàn đồng minh quân sự quốc tế và khu vực do Mỹ mở ra, như một cách biểu lộ thái độ bất mãn với chính sách bá quyền của đảng anh.

Khác với nhận xét của nhiều quần chúng bình luận chính sự, đảng em vẫn tỏ ra sự sâu sắc về chính trị của mình. Ví dụ như khi đưa phái bộ quân sự cấp cao Mỹ đi giao lưu nhân dân, đảng em cử đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc phụ trách. Điều đó để chuyển cho một thông điệp với đảng anh rằng “giao lưu với Mỹ là nhu cầu của nhân dân Việt Nam”.

Đó cũng là bài bản mà Nhật đã làm với Mỹ sau khi đầu hàng năm 1945. Khi mà ngày ngày nhân dân Nhật đứng trước cổng hành dinh của Mc Arthur để phản đối 2 quả bom nguyên tử, còn thủ tướng Nhật đi cửa sau vào gặp tướng Mỹ.

Nhiều người Việt Nam đang bàn tán về quyết định cho phép dùng tiền NDT của Trung Quốc tại các cửa khẩu và vùng biên mậu. Tôi thì cho rằng đây là sự xoa dịu của đảng em dành cho đảng anh sau khi “thái tử” Trần Quốc Vượng đi thăm thiên triều trở về rồi đảng em quyết định hoãn tiếp Luật Đặc Khu. 

Hoãn trước khi đi và hoãn ngay sau khi trở về là hai vấn đề rất khác nhau. Mấu chốt quan trọng là chỗ này.

Sau cùng, cuộc tấn công Trump của phe đối lập ở Mỹ chưa biết đi xa đến đâu, nhưng Mỹ đã làm quốc tế bối rối. 

Nếu nó là thật, thì Trump có khả năng gây chiến bên ngoài để thoát hiểm bên trong. Nếu nó là giả, thì không ai còn hiểu chiến lược Mỹ sẽ diễn tiến ra sao, ngoài chính nhóm chóp bu thượng tầng của Mỹ.

Kiểu nào thì Mỹ cũng có lợi trong cách bày cờ trong ngoài hiện nay. Và vì Trung Quốc đã tỏ ý muốn đến Mỹ để đàm phán, chúng ta biết rõ là Trung Quốc đã là bên yếu thế cần đàm phán trước.

Sự nguy hiểm nhất trong chính trị là chúng ta không đánh giá được phía bên kia sẽ làm gì và đi tới đâu.

H.M





Không có nhận xét nào