Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT CĂN NHÀ

MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT CĂN NHÀ Chúng ta có khi nào nhận ra được tính hiệu quả của các hành vi bạo lực trong giáo dục đến từ phía người dạy học h...

MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT CĂN NHÀ

Chúng ta có khi nào nhận ra được tính hiệu quả của các hành vi bạo lực trong giáo dục đến từ phía người dạy học hay không?

Khi các hành vi có xu hướng tấn công vào thân thể hoặc nhân phẩm của người học, bản thân nó đã là một sự loại trừ đối với các nội dung và phương pháp giáo dục ngay tại môi trường cần đến nó đầu tiên.

Việc trao đổi cởi mở và dân chủ, tôn trọng mọi chủ thể tư duy và các tình huống hành xử của người học trước các bài học sẽ là cách tốt nhất để đạt được sự cảm thụ tối đa nhất từ người học. Nó thúc đẩy người học sẽ tự tư duy và tự trình bày các quan điểm, sự nhận định và cả các giải pháp mà chúng tự thân tìm thấy trong quá trình tiếp nhận và xử lý vấn đề.

Những lời khuyến nghị, nhắc nhở hoặc là gợi ý sẽ giúp cho người học tương tác tích cực, giữa người học và người dạy đều tìm được sự liên kết và hứng thú trong mối tương quan với nhau, thay vì phải bực bội hoặc phải dùng đến quyền uy trong giáo dục để thể hiện sức mạnh của mình.

Quyền lực thực ra là không cần thiết và cũng không nên là một biện pháp của việc giáo dục. Nó tạo ra rất nhiều khoảng cách, nỗi sợ hãi, sự phân tán và làm cho các buổi học trở nên căng thẳng, có tính đối phó và trả bài một cách đầy thụ động và miễn cưỡng.

Người ta thường cho rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ mang tới được nhiều lợi ích hơn cho những đứa trẻ và sẽ làm cho chúng trở nên tôn trọng các nguyên tắc, sự kỷ luật. Nhưng rõ ràng điều đó ngoài việc sẽ có xu hướng bị lạm dụng để tấn công hoặc đe doạ người học, nó còn tước đi cơ hội được trở thành chủ thể chủ động và là đối tượng trung tâm của giáo dục. Nó cũng đời thời khiến cho nhà giáo dục không còn động lực để trở nên thấu hiểu đứa trẻ và cũng không còn mục đích để tìm đến các cách tiếp cận với mục tiêu đặt mình vào đúng vị thế của đối tượng mà mình phải hiểu được.

Cái duy biệt của cá thể với các yếu tố tâm lý, tính cách và nội tâm, hoàn cảnh gia đình, khu vực sống...đều cần phải được thu thập và xem như là một bức tranh tổng thể và đặt chúng vào trong đó nhằm mô tả gần đúng nhất từ cái biểu hiện ra bên ngoài lẫn cái được cất giữ sâu kín ở bên trong mà chưa có cơ hội để bộc lộ ra. Vì những sự duy biệt của từng phẩm chất cá nhân, cho nên không thể có các cách thức giáo dục đồng nhất và cũng không thể nhanh chóng nhất đặt ra các biện pháp kỷ luật để đạt mục đích làm cho đứa trẻ đi vào khuôn khổ của trường học.

Giáo dục đối với những đứa trẻ nên được coi là các liệu pháp tâm sinh lý hơn là các bài học về kiến thức thông thường, những thứ cần thiết hơn khi chúng đã thực sự đạt được sự ổn định về các vấn đề tinh thần và tâm lý, đồng thời là đã sẵn đủ các kỹ năng để sinh tồn một cách cơ bản nhất.

Những đứa trẻ như những ngôi nhà cần nhiều cửa sổ để mở ra với thế giới bên ngoài, hơn là việc liên tục tạo ra các rào cản để bít kín những kẽ hở trong tâm hồn của chúng. Chính bởi điều này là một vấn đề quan trọng đặc biệt đối với nhận thức khách quan của đứa trẻ, chúng ta phải tránh tất cả các sự áp đặt về tâm tưởng và các biện pháp giáo dục có tính trừng phạt. Nếu các nhà sư phạm đi ngược lại tiến trình giáo dục này, hửn nhiên sẽ phá vỡ các kết cấu tâm lý tích cực và khơi dậy những trạng thái tiềm thức ẩn ức có tính tiêu cực.

Vốn dĩ một đứa trẻ không có các ác cảm hay hằn học về cuộc sống nếu như chính những người trưởng thành không trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các hành động định hướng cưỡng đoạt mạnh tay của mình, tác động lên đứa trẻ để thoả mãn các đòi hỏi quản lý có tính trật tự của bản thân. Vì vậy, môi trường sống, bao gồm gia đình và giáo dục, đều có ảnh hưởng sâu sắc và cơ bản đến hệ giá trị tư tưởng, cách quan sát và nhận định của đứa trẻ đối với mọi vấn đề xung quanh chúng.

Tất cả những gì mà đứa trẻ nhận ra được, theo một cách hào hứng và tốt đẹp hoặc là đầy sự cô lập và đáng sợ, đều phụ thuộc phần lớn vào các thao tác giáo dục từ những người có trách nhiệm này.

Cái Khả Thể



Không có nhận xét nào