NGÂN SÁCH TRỐNG RỖNG VIỆT NAM LẤY ĐÂU RA TIỀN ĐỂ NHẬP THAN VÀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH ĐIỆN Nhu cầu than cho sản xuất điện đến năm 2020 cần tới 60 ...
NGÂN SÁCH TRỐNG RỖNG VIỆT NAM LẤY ĐÂU RA TIỀN ĐỂ NHẬP THAN VÀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH ĐIỆN
Nhu cầu than cho sản xuất điện đến năm 2020 cần tới 60 triệu tấn, năm 2025 là 86 triệu tấn. Tuy nhiên việc khai thác than trong nước hiện chỉ đạt khoảng 38 triệu tấn. Như vậy số lượng còn than còn thiếu sẽ phải nhập khẩu. Bên cạnh than ngành điện lực cũng cần cả khí hóa lỏng, theo lãnh đạo tập đoàn dầu khí Việt nam cho biết sau năm 2020 sẽ thiếu khoảng 10 triệu tấn. Hiện nguồn năng lượng sơ cấp trong nước đã cạn kiệt không đảm bảo sản xuất điện, nguồn than và khí tới đây cũng phải nhập khẩu trong khi vốn đầu tư mỗi năm cần 6 tỷ usd nhưng việc thu xếp khó khăn.
Ngành điện đã đầu tư 80 tỷ usd vào phát điện truyền tải và phân phối. Từ nay đến năm 2030 ngành điện sẽ cần huy động khoảng 150 tỷ usd tính trung bình mỗi năm ngành điện cần thêm khoảng 13 tỷ cho việc đầu tư. Tính tổng cho việc đầu tư vào ngành điện và việc nhập than mỗi năm Việt Nam sẽ cần có ít nhất khoảng 19 tỷ usd. Một con số quá lớn quá khủng khiếp và chắc chắn trong thời điểm hiện tại ngành điện và chính phủ của ông Phúc cũng chưa biết xoay sở ở đâu ra số tiền này.
Chỉ riêng năm 2016, một số dự án khủng như Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam ( dự kiến vốn đầu tư khoảng 60 tỷ usd), dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 20 tỷ usd, dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam 10 tỷ usd, dự án sân bay Long Thành 15 tỷ usd đã bị Quốc hội và Chính phủ đình hoãn vô thời hạn vì lý do hết tiền. Hầu hết các dự án của Việt Nam đều dựa vào nguồn vốn ODA là chủ yếu nhưng từ cuối năm 2016 nguồn vốn ODA ưu đãi cho Việt Nam đã giảm hẳn và cho đến bây giờ là con số không tròn trĩnh.
Năm 2016 Các chủ nợ lớn nhất của VN là Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu( ADB) đồng loạt tuyên bố VN không còn được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn kể từ tháng 7 năm 2017. Và một chủ nợ lớn của VN đó là Nhật Bản cũng đã giảm hẳn viện trợ ODA cho VN từ đầu năm 2017. Từ nhiều năm qua ODA chính là cái mỏ tham nhũng ở VN tỷ lệ thất thoát ở các dự án ODA từ 20% - 50%. Sau vài chục năm nhận được nguồn ODA ồ ạt từ năm 2016 Việt Nam đã gần như trắng tay ODA. Trước năm 2015 là thời điểm ăn nên làm ra của nhóm lợi ích ODA khi vẫn còn vay mượn quốc tế được thoải mái đây là thời kỳ hoàng kim của chế độ lại quả ngầm lên đến 40% - 70% giá trị công trình. Nhưng thời kỳ hoàng kim lại quả ngầm này đã chính thức chấm dứt vào cuối năm 2015 đến nỗi bộ trưởng bộ KHĐT Bùi Quang Vinh khi đó lần đầu tiên đã tiết lộ một tin tức động trời trong kỳ họp quốc hội “ Ngân sách chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì”
Hai tử huyệt tài chính quốc gia là nợ công ( khoảng 430 tỷ usd) và nợ xấu là 900 ngàn tỷ vẫn không hề được thay hình đổi lốt. Cộng với nguồn thu ngoại tệ ngày càng cạn kiệt sẽ đẩy VN trở thành Venezuela thứ hai trong tương lai rất gần.
Minh Ho
Không có nhận xét nào