Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUỒN GỐC CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI

NGUỒN GỐC CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI Xóa nghèo là chủ trương được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên không phải đất nước nào cũng t...

NGUỒN GỐC CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI

Xóa nghèo là chủ trương được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tuy nhiên không phải đất nước nào cũng thành công.

Người ta thống kê rằng ở những nước giàu nhất cũng có không ít những người nghèo nhất. Như những người vô gia cư, sống không nhà, tối ngủ ở ngoài đường hay ngủ trong các lều trại, lạnh lẽo và tạm bợ.

Nếu quan sát kĩ, chúng ta thấy rằng, mỗi người sinh ra trên đời dường như có một cái số cố định vậy ( Số này do chính họ tạo ra ở nhiều kiếp trong quá khứ ).

Người thì sinh ra trong gia tộc quyền quý, giàu có, được thừa hưởng rất nhiều điều thuận lợi.

Nhưng một số khác kém may mắn hơn thì lại sinh ra trong cảnh bần hàn, nghèo khổ, đói rách.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt này ?

Hiểu được bản chất của chúng, thì phần nào chúng ta cũng có thể trả lời được là tại sao lại có sự giàu nghèo.

Ta thấy trong cuộc sống của mỗi người.

Sự đóng góp về mặt lao động cuả họ là không giống nhau.
Có người thì chỉ làm chút ít công việc và đủ nuôi sống bản thân và gia đình họ.

Ví dụ như người đạp xích lô chẳng hạn.

Một ngày cho anh chở 10 chuyến.
Tiền lời thu được mỗi ngày khoảng 300.000 đồng.

Với khoảng tiền ấy, về nhà anh và vợ với một đứa con sống lây lất cho qua ngày tháng.
Rồi hôm sau anh cũng đạp xích lô tương tự vậy.

Việc anh chở người khách này đi, rồi khách kia đi. Tuy cũng có phước, nhưng chúng không nhiều lắm.

Lượng công việc và phước tạo ra chỉ đủ để anh làm một người nghèo và sống qua ngày.

Và có tái sinh qua các kiếp tới thì nếu lối sống và sự cống hiến của anh không thay đổi thì đời anh vẫn vậy, chứ không có thay đổi gì lắm.

Ngược lại, ta lấy một ví dụ khác.
Người này là một người công nhân làm đường nhựa trên quốc lộ.

Cả một đời anh chỉ làm công nhân đi san lấp và làm các con đường nhựa trên cả nước.

Con đường làm xong, có biết bao là người lưu thông qua lại.

Nhờ con đường ấy mà nhiều người đi lại thuận lợi, giao thương buôn bán cũng rất dễ dàng để phát triển.

Những người nào đi trên con đường mà có bàn tay người công nhân ấy, thì đều mắc nợ anh.

Vì Quí Vị đâu có trả lương cho anh, hoặc có trả lương qua việc đóng thuế, thì nó cũng rất nhỏ so với đường xá tốt đẹp, thuận tiện để chúng ta đi trong nhiều năm tháng.

 Nhưng thời gian tồn tại của con đường thì rất lâu mới hư.

Do đó, nếu người công nhân sống đến 60 tuổi rồi mất.

Sau khi chết với lượng công việc anh đã đóng góp và lượng phước anh đã tạo ra được.
Nó đủ để đưa anh trở thành một doanh nhân thành đạt.

Những người mà mua hàng anh bán, hay làm công cho anh, lại chính là những người năm xưa từng đi trên các con đường anh đã làm.

Thậm chí anh có thể sẽ rất nỗi tiếng và có nhiều người hâm mộ.
Những người này cũng đều là người mắc nợ anh.

Do đó, Quí Vị thấy, nguồn gốc của sự giàu nghèo nằm ở sự đóng góp về sức lao động của người ấy đối với các chúng sinh khác.

Sự lợi ích tạo ra cho số đông càng lớn thì lượng phước tạo ra càng nhiều.
Và đương nhiên họ sẽ là những người giàu.

Và những người đóng góp và tạo ra ít hơn thì rơi vào những người trung lưu hoặc là nghèo.

Nên nếu đứng trên nhân quả mà phân tích.

Hoặc đứng từ góc độ của Bậc Thánh dùng thiên nhãn để quan sát thì sự giàu nghèo của mỗi chúng sinh đều có nhân quả rõ ràng, và rất công bằng với từng chúng sinh cụ thể.

Hiểu được điều này thì chúng ta cần thay đổi lối sống của chính mình. 

Từ một người sống thụ động, hạn hẹp, thành một người năng động, sống tích cực, luôn có những đóng góp lớn cho xã hội.

Có vậy thì ta sẽ không lo nghèo đói, vì lúc nào ta cũng trong tình trạng sung mãn và dồi dào phước báu.

Nam Mô A Di Đà Phật.



Không có nhận xét nào