Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUY CƠ VỠ NỢ CÔNG ĐANG CẬN KỀ HẬU QUẢ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU CHÍNH PHỦ VỠ NỢ

NGUY CƠ VỠ NỢ CÔNG ĐANG CẬN KỀ HẬU QUẢ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU CHÍNH PHỦ VỠ NỢ  Minh Ho (20/Dec/2018) Nợ công hiểu đơn giản là...

NGUY CƠ VỠ NỢ CÔNG ĐANG CẬN KỀ HẬU QUẢ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU CHÍNH PHỦ VỠ NỢ 
Minh Ho (20/Dec/2018)

Nợ công hiểu đơn giản là món nợ mà đối tượng mang nợ là chính phủ thông thường chủ nợ là các nhà tài trợ, nhà cho vay nước ngoài. Nợ công gắn liền với quyền lợi và lợi ích của người dân vì các chính phủ đều đi vay dưới danh nghĩa phục vụ phát triển kinh tế và trả nợ bằng tiền thuế mà người dân đóng góp. Chính vì là “nợ công” nên ở nhiều nước nhất là tại các quốc gia có trình độ phát triển còn thấp người dân chưa hẳn đã cảm nhận được sự sát sườn  của nợ công, khi đời này vay đời sau con cháu sẽ phải trả. Nợ công có thể được coi là vấn đề tiêu biểu của việc “ cha chung không ai khóc”. Mọi người đều nghĩ nợ công chẳng liên quan đến mình nên thờ ơ sống và không quan tâm.

Từ năm 2011 tới nay nợ công liên tục tăng nhanh với mức tăng trung bình gấp 3 lần tăng trưởng GDP . Nợ công tăng với tốc độ chóng mặt nên việc đi vay chủ yếu để trả nợ chứ không phải cho sản xuất. Nợ công tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng người dân vì để có tiền trả nợ nhà nước phải tăng thuế để tăng nguồn thu. Hiện nay mức nợ tất cả của Vn chiếm khoảng  230% GDP bao gồm nợ công, nợ của doanh nghiệp, người dân và nợ của chính phủ. Con số nợ khoảng  10 triệu tỷ tức mỗi người dân Vn đang gánh nợ khoảng  110 triệu đồng từ đứa trẻ mới sinh cho đến các cụ già . Nếu chỉ tính số người  ở độ tuổi lao động thì mỗi người phải gánh số nợ là 155 triệu. Đây là lý do tại sao CP “ăn cướp” lại ra sức tăng thuế phí vào năm 2019 để bóp cổ dân từ việc tăng thuế môi trường kịch trần đánh vào xăng dầu đến việc tăng giá điện, tăng thu các dịch vụ y tế đến tăng học phí của sinh viên, thuế đánh vào tài sản trên 700trieu hứa hẹn sẽ đem lại cho CP một nguồn thu đáng kể. Những con người cùng khổ của xã hội như xe ôm, bán nước cũng không thoát khỏi tầm ngắm của “Bộ Bóp Cổ” (Bộ Tài Chính) trong đợt tăng thuế phí lần này.

Bài này em sẽ đi vào phân tích sâu hậu quả của vỡ nợ vì nó liên quan trực tiếp đến 93 triệu dân Việt Nam. Vỡ nợ là gì? Đó là khi con nợ mất khả năng trả nợ. Khi con nợ tuyên bố vỡ nợ là không còn tiền chi trả nên chủ nợ sẽ siết nợ bằng cách tịch thu tài sản của con nợ để cấn trừ. Khi đất nước vỡ nợ nghĩa là chính phủ tuyên bố mất khả năng chi trả khi nợ đáo hạn. Nếu nhà nước Việt Nam vỡ nợ thì sẽ gây ra các hệ lụy hậu quả như sau:

+ Thứ nhất : hệ lụy đầu tiên là các quỹ BHXH tức là các quỹ hưu trí sẽ vỡ theo vì tiền của quỹ hưu trí chủ yếu cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu chính phủ. Những người về hưu sẽ không được nhận lương nữa vì khi khủng hoảng xảy ra thì trái phiếu chính phủ và đồng nội tệ không khác gì mớ giấy lộn, tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng vọt so với đồng nội tệ. Giống như Venezuela bây giờ tiền mất giá hơn 1 triệu %. Tiền của người dân gửi trong ngân hàng cũng bị mất giá mạnh so với ngoại tệ.

+ Thứ hai: Giá cả hàng hóa sẽ tăng vọt do đồng nội tệ mất giá. Dù giá cao nhưng nạn khan hiếm hàng hóa sẽ xảy ra trên diện rộng với tất cả các mặt hàng thiết yếu như gạo, mắm, muối, dầu ăn...đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Người dân nghèo Việt Nam sẽ bị dồn đến đường cùng, nạn trộm cắp sẽ diễn ra công khai và trắng trợn

+ Thứ ba: Chính phủ vỡ nợ sẽ hết tiền để nhập nguyên vật liệu dùng cho sản xuất như nhập khẩu than cho ngành điện sẽ gây mất điện trên diện rộng, không nhập được xăng dầu thì sẽ ảnh hưởng đến ngành vận tải kéo theo hệ lụy một loạt các ngành sản xuất khác làm các nhà máy, xí nghiệp ngừng hoạt động và đóng cửa

+Thứ tư: Thị trường tài chính sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống thấp thê thảm

+Thứ năm: Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra nước ngoài

Vỡ nợ mà hệ lụy của nó mang lại hậu quả rất khủng khiếp. Nhưng điều đáng sợ hơn không phải là chuyện vỡ nợ. Nếu nó chỉ vỡ nợ một lần rồi xong thì không nói làm gì vấn đề nếu tiếp tục quản lý kém Việt Nam có thể vỡ nợ nhiều lần 10 lần như Venezuela hoặc  9 lần như Brazil hay thậm chí 19 lần như Tây Ban Nha trong quá khứ. Để giải quyết vỡ nợ nhà nước sẽ làm gì? Có 4 cách để giải quyết :

1. In tiền trả nợ( CP VN đã in khoảng 1,2 triệu tỷ trong năm 2018)
2. Tăng thuế phí
3. Cắt giảm ngân sách
4. Vay thêm bằng cách phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ

Việc tái cơ cấu sau khi vỡ nợ không làm số nợ biến mất mà nó vẫn còn đó và VN không thể xù nợ. Nếu đời này không trả được thì đời sau phải trả. Nếu tiếp tục quản lý kém, tham ô tham  nhũng  vay nợ vô tội vạ, đầu tư kém hiệu quả, số nợ này tiếp tục phình to ra và Việt Nam tiếp tục ngụp lặn trong vỡ nợ thêm một lần, hai lần và nhiều lần nữa. Dân sẽ tiếp tục trôi vào một thời kỳ vỡ nợ triền miên không  lối thoát nếu cứ tiếp tục giao phó tiền thuế của mình cho một chính phủ chỉ biết “ăn của dân không từ một thứ gì” quản lý điều hành.



Không có nhận xét nào