Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NỢ XẤU TĂNG NHANH GÂY NGUY CƠ BẤT ỔN CHO NỀN KINH TẾ

NỢ XẤU TĂNG NHANH GÂY NGUY CƠ BẤT ỔN CHO NỀN KINH TẾ Minh Ho(17/Dec/2018) Trước khi đi vào bài phân tích  để em giải thích nôm na cho các bá...

NỢ XẤU TĂNG NHANH GÂY NGUY CƠ BẤT ỔN CHO NỀN KINH TẾ
Minh Ho(17/Dec/2018)

Trước khi đi vào bài phân tích  để em giải thích nôm na cho các bác dễ hiểu nợ xấu ngân hàng là gì và tại sao nợ xấu tăng cao có thể gây đổ vỡ nền kinh tế. Nợ xấu là những phần vốn đã cho vay nhưng không thu hồi về được, không trở về đúng lịch cân đối, khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày(dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày(nghi ngờ) và nhóm 5 các khoản nợ quá hạn trến 360 ngày(khả năng mất vốn cao).Nợ xấu chính là DN, khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Nợ xấu ví như cục máu đông gây hệ lụy tắc nghẽn trong sự phát triển kinh tế, nó là lượng vốn tồn đọng không sinh lời trong thời gian dài. Việc nợ xấu tăng cao khiến ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro chính là chi phí cho lãi vay dẫn đến lãi suất sẽ tăng lên và DN sẽ khó tiếp cận vốn. Không có đủ vốn để hoạt động thì DN sẽ phá sản đóng cửa hàng loạt và nền kinh tế sẽ đổ vỡ.

Theo một báo cáo số nợ xấu của hệ thống NH thương mại khoảng 1,2 triệu tỷ. Và để xử lý số nợ xấu này tránh cho các ngân hàng bị đổ vỡ dây truyền thì CP của ông Dũng thời kỳ đó đã nghĩ ra việc thành lập một tổ chức nhà nước đứng ra mua nợ xấu của các NHTM và VAMC ra đời. VAMC là một tổ chức được thành lập năm 2013 nhằm mục đích xử lý nợ xấu của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thay vì xử lý nợ xấu bằng tiền thật mua đứt bán đoạn thì VAMC lại mua nợ xấu bằng giấy, không có những ràng buộc để xử lý nợ xấu. VAMC được cấp 2000 tỷ đồng vốn điều lệ, năm 2017 đã mua 3200 tỷ đồng và năm 2018 dự kiến mua khoảng 3500 tỷ đồng. Nhưng các tổ chức tín dụng đăng ký bán nợ cho VAMC khoảng 20 ngàn tỷ đồng như vậy sẽ rất khó mua khoản nợ này. Nhìn vào những con số trên thì sự thật được phơi bày là sau 5 năm hoạt động VAMC đã hầu như không mua nợ xấu của các ngân hàng bằng tiền tươi thóc thật mà chỉ gom món nợ xấu của các ngân hàng lại cất trong kho và ghi nhận nợ bằng giấy. Sau 5 năm VAMC sẽ trả lại món nợ này cho các ngân hàng và năm 2018 này chính là thời điểm các khoản nợ xấu sẽ được VAMC trả về cho chính các chủ nợ là ngân hàng.

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 của 17 ngân hàng niêm yết tiết lộ sự tăng nhanh của các khoản nợ xấu cả về quy mô và giá trị tuyệt đối. Trong đó nợ nhóm 5 ( tức là nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh, nợ nhóm 5 đang chiếm một nửa nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng, trong đó có những nhà băng tỷ lệ này trên dưới 80% số dư nợ xấu như Sacombank(93%), VIB(88%), Vietinbank (72%).  Nợ có khả năng mất vốn cũng đang tăng nhanh tại các ngân hàng đứng đầu là Vietcombank tăng 2638 tỷ (140%), Viettinbank tăng 3522 tỷ ( 68%), BIDV tăng 2477 tỷ (47%), MB Bank tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 tăng từ 37% lên 41% sau 9 tháng. Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu:

+ Thứ nhất: là do sự yếu kém của các tổ chức tín dụng trong việc thẩm định đánh giá các tài sản thế chấp Chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng trưởng không kiểm soát được dẫn đến đầu tư công tràn lan, dàn trải mở rộng quy mô một cách duy ý chí bất chấp nhu cầu thật của phát triển kinh tế - xã hội Chính sách tăng trưởng dựa vào DN nhà nước và sự yếu kém của công tác giám sát  các quan hệ sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với khu vực DN cũng khiến cho nợ xấu tăng lên nhanh chóng.Tình trạng thiếu cơ chế giám sát quản lý không minh bạch đã dung dưỡng cho căn bệnh lãng phí, quan liêu, tham nhũng hoành hành khiến nguồn vốn lớn bỏ ra không thu hồi được làm gánh nợ xấu tăng lên. DNNN được cấp tín dụng khá dễ dãi từ hệ thống các ngân hàng thương mại, được quyền vay tín chấp hoặc vay theo sự chỉ đạo của chính phủ trong khi các DN khác muốn vay được vốn thì các điều kiện rất ngặt nghèo. Vì được ưu ái nhiều DNNN coi tín dụng là bầu sữa vô tận. Họ vay mượn xả láng để tham ô tham nhũng và sử dụng vốn vay lãng phí mà không phải chịu trách nhiệm. Họ thoải mái đầu tư vô tội vạ ra ngoài ngành nghề chính và để lại con số nợ khổng lồ mà 93 triệu người dân đang phải gánh.  

+ Thứ hai: Một nguyên nhân nữa làm gia tăng nợ xấu đó là BĐS.Nợ xấu của ngân hàng còn gắn chặt với hoạt động kinh doanh BĐS Nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ trong BĐS, lợi dụng chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhà nước  hoạt động kinh doanh BĐS phát triển theo kiểu tự phát trăm hoa đua nở. Các DN đua nhau vay tiền đổ vào các khu đô thị, các căn hộ chung cư. Cơn sốt BĐS cũng kéo người dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng để đầu tư. Kết quả là cung vượt cầu. Giá BĐS bị thổi phồng quá giá trị thực của hàng hóa và quá sức mua của người dân. Bong bóng BĐS vỡ. Hàng tồn kho BĐS tăng mạnh khiến cho nợ xấu khu vực này tăng cao. Ngoài ra tỷ lệ thế chấp khoảng 60% vốn vay ở các NH của BĐS khi cần không thanh lý được cũng tăng thêm gánh nặng nợ xấu cho nền kinh tế.

Đến nay các phương án xử lý nợ xấu của NHNN vẫn hoàn toàn bế tắc.  Việc các NH thương mại không thể giải quyết được nợ xấu sẽ khiến NHNN không thu được nợ và không thể bù đắp cho bầu sữa ngân sách đã bị các nhóm lợi ích xâu xé gần như cạn kiệt. Tình trạng nợ xấu tiếp tục dấn sâu vào vùng nguy hiểm sẽ đẩy nền kinh tế VN lao vào vùng phá sản trong ít năm tới không khác gì Argentina năm 2014. Bóng ma phá sản đang hiện hình từng ngày đã đang và sẽ đẩy nền kinh tế VN vào một cơn khủng hoảng vô phương tránh thoát.



Không có nhận xét nào