PAKISTAN NẠN NHÂN MỚI CỦA "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VỠ NỢ THẾ KỶ 21" Những ngày tháng dồn dập của năm 2018 thì các dự án New Silk Road ở P...
PAKISTAN NẠN NHÂN MỚI CỦA "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VỠ NỢ THẾ KỶ 21"
Những ngày tháng dồn dập của năm 2018 thì các dự án New Silk Road ở Pakistan bị phơi bày cái ung nhọt là mức nợ trái phiếu của chính phủ Pakistan tăng lên có thể hết năm 2018 là 72% so với GDP là tăng tới gần 10% mức nợ trái phiếu. Nợ nước ngoài tăng lên 100 tỷ USD, dự trữ ngoại hối thì sút giảm từ mức 27 tỷ USD nay chỉ còn chưa tớ 14 tỷ USD.
PHƯƠNG THƠ MORGAN STANLEY
Trước đây tôi hay mỉa mai chứng bệnh vĩ cuồng của hai cấp lãnh đạo Việt-Trung khi mê sảng dự án kinh tế này, kể cả mặt chính trị và kinh tế. Đó là ổng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ca ngợi Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Với các cụm từ “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…thì nay con đường tơ lụa mới này bị 1/3 số nước hăng hái tham gia hủy bỏ nó, vì họ nhận ra sự thật bẽ bàng là cái bánh vẽ do Bắc Kinh vẽ ra nó quá ảo tưởng, vì nó đội vốn và thiếu vốn y như cái dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ở VN vậy.
Hãy nói về Pakistan là tai họa đang giáng xuống quốc gia này khi mà Pakistan chưa quyết liệt tham gia “New Silk Road”, thì kinh tế Pakistan rất sáng chói, thị trường chứng khoán là Pakistan được Chỉ số MSCI Frontier Markets thị trường kém phát triển sang Chỉ số Thị trường Mới nổi, đó là Emerging Markets Index gồm các nước Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ , Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico , Pakistan, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Nam Phi, Đài Loa, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, và Thái Lan. Nghĩa là Pakistan đi trước VN. Tuy nhiên vào những ngày tháng dồn dập của năm 2018 thì các dự án New Silk Road ở Pakistan bị phơi bày cái ung nhọt là mức nợ trái phiếu của chính phủ Pakistan tăng lên có thể hết năm 2018 là 72% so với GDP là tăng tới gần 10% mức nợ trái phiếu. Nợ nước ngoài tăng lên 100 tỷ USD, dự trữ ngoại hối thì sút giảm từ mức 27 tỷ USD nay chỉ còn chưa tớ 14 tỷ USD.
Lợi suất trái phiếu tăng lên 12,90%, lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương tăng lên 10%. Đánh giá tín nhiệm tín dụng bị hạ xuống cấp B cho tới B- là hết còn đi vay mượn bằng trái phiếu quốc trái. Những tai họa của nền kinh tế Pakistan với các dự án xây cất vĩ cuồng và hố nợ bị buộc phải dừng lại, kể cả đàm phán nợ của Pakistan-TQ. Vì hiện nay Pakistan bỗng dưng chuốc một khoản nợ TQ tới 50 tỷ USD mà không hiểu nguyên nhân vì sao.
Thực tế kinh tế Pakistan tàn tạ nhanh chóng nó cũng dễ giải thích là sự suy yếu của đơn vị tiền tệ Rupee của Pakistan so với đồng USD là đồng Rupee mất giá tới gần 26% so với đồng USD là mức mất giá đơn vị tiền tệ quốc gia này tồi tệ trượt giá kỷ lục nhất mọi thời đại. Đó là hậu quả nền kinh tế bị cái thòng lọng hố nợ của TQ siết cổ, cộng với sự thâm hụt thương mại gia tăng với TQ rất đáng báo động (có lẽ nhập khẩu thiết bị vật liệu, máy móc của TQ để tài trợ cho dự án New Silk Road), dự trữ ngoại hối sút giảm, trong khi tài khoản hiện tại tính theo GDP như việc thâm hụt Tài khoản vãng lai rơi vào hố sâu hơn nữa là âm tới gần -9%, ngân sách chính phủ âm liên tục,…thì ngần đó yếu tố thì làm sao mà cái nền kinh tế Pakistan có thể thu hút đầu tư nước ngoài được như xưa, hiện nay dòng vốn và đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi Pakistan bất chấp quốc gia này được đánh giá là nhân công ty nghề cao hơn VN, lao động rẻ hơn,… như tệ hơn VN rất nhiều,….
Hãy nói tiếp về vấn đề bán buôn ngoại thương xuất-nhập khẩu, đó là cán cân thương mại Pakistan giống y như VN là đang bị TQ cướp đi hết thành quả xuất khẩu thặng dư thương mại là hiện nay Pakistan đang bị thâm hụt thương mại với TQ lên cao kỷ lục, trong khi khoản xuất khẩu của Pakistan vào Mỹ thường xuyên đạt thặng dư thương mại nay giảm dần kể từ khi Pakistan xa rời Mỹ.
Pakistan đang là nhà nhập khẩu chính là với TQ, và nó chiếm tới 20% trong tổng lượng nhập khẩu. Nó cũng là mức cao nhất kể từ khi dự án New Silk Road mà Pakistan tham gia quyết liệt. Có lẽ gần như tất cả các máy móc thiết bị hay các mặt hàng tiêu dùng điện tử, máy tính cho đến viễn thông gần như khác lạ là TQ bao thầu hết là rất hiếm thấy các công ty Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Âu châu tham gia như các quốc gia khác, ví dụ như Thailand thì họ lại ưa chuộng nhập khẩu các máy móc thiết bị cơ khí, điện tử,…. Đến từ Nhật, Âu châu, Mỹ rồi mới đến TQ, trong khi Pakistan thì không có hóa đơn. Nghĩa là hiện nay Pakistan đang buộc phải lệ thuộc TQ khi mới đây Bắc Kinh nhắc lại chuyện năm 2015 là TQ muốn thuê Cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan, Pakistan nửa thế kỷ, và đề nghị cấp một khoản đầu tư và khoản vay cho Pakistan. Một đề nghị khá táo bạo là cảng biển đó là Cảng Gwadar sẽ được cách ly cấm dân địa phương Pakistan lai vãng cũng như không tuyển dụng lao động Pakistan mà chủ yếu do người TQ quản lý và điều hành, nghĩa là ai cũng dễ suy đoán ra nó không dùng cho mục đích thương mại mà là mục đích chính trị và tham vọng quân sự của Pakistan, nó giống như điều kiện mà TQ xiết cái cảng biển Hambantota của Sri Lanka khi TQ gán nợ là đặt điều kiện cho chính phủ Sri Lanka cho TQ thuê cảng biển để trừ gánh khoản nợ khổng lồ vay TQ. Hãy nhớ rằng vị trí Gwadar ở tỉnh Balochistan, Pakistan nó hướng ra Ấn Độ Dương và gần biên giới với Iran, thọc sát nách Ấn Độ và nối khu vực miền tây Trung Quốc với Trung Đông và châu Âu về mặt chính trị lẫn kinh tế thì quả nhiên TQ vừa được nhiều thứ như kích động gia tăng căng thẳng Ấn Độ- Pakistan để cho Pakistan trôi vào vòng xoáy nợ nần và mua vũ khí TQ, và đẩy xa quan hệ kinh tế Pakistan-Ấn Độ xưa kia rất thuận lợi
Vì hãy nhớ rằng, trước đây khi Pakistan còn vắng bóng TQ thì quan hệ kinh tế giữa Pakistan-Ấn Độ khá ổn định vì dù sao 2 quốc gia này sát nhau và có dân số lớn thì cán cân thương mại hai quốc gia này khá cân bằng dù có mâu thuẫn nhau về quân sự, nhưng nó cũng tạo ra sản xuất và việc làm rất lớn cho hai đối tác này. Tuy nhiên sau việc TQ hiện diện ở Pakistan thì mọi thứ bán buôn giữa Pakistan-Ấn Độ mất hút, vì nó cũng dễ giải thích là khi TQ nhúng mũi vào Pakistan thì TQ chiêu dụ quốc gia này nhập khẩu hàng hóa TQ và giảm nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ thì tất nhiên Ấn Độ cũng không vì thế phải nhập khẩu hàng hóa của Pakistan để làm lợi cho TQ, và hậu quả có khá nhiều doanh nghiệp Pakistan phá sản nhất là vùng dọc biên giới.
Thực tế cái bánh vẽ của TQ là không dễ dàng gì nuốt trôi được ở cái xứ quốc gia Hồi giáo Pakistan này cũng có rất nhiều phe phái theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chủ chiến và thánh chiến, vì cái cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan, Pakistan này nó thường xuyên bị các nhóm dân quân Hồi giáo Pakistan nã đạn cối và tên lửa, cũng như các công dân TQ phải thường xuyên đối mặt sự đe dọa tấn công tự sát của các nhóm Hồi giáo mà ngay cả chính phủ Tổng thống Arif Alvi, Thủ tướng Imran Khan cũng phải dè chừng, kể cả trong quân đội Pakistan cũng có nhiều tướng lĩnh chỉ huy chống các dự án đầu tư của TQ đe dọa đến an ninh quốc gia. Thậm chí là ta không quên các nhánh Hồi giáo chủ chiến ở Pakistan không ưa gì chế độ Bắc Kinh khi TQ đàn áp người Hồi giáo Uighur, người Hồi giáo vùng Tân Cương, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ,….
Đối với chính phủ Pakistan rất kém về kinh tế và rất kém hiểu biết về thị trường. Thực tế TQ họ không hơn không kém là một kẻ keo kiệt tính toán là "lấy mỡ nó rán nó". Nghĩa là TQ đang chơi trò dùng chính đồng tiền và sức lao động của chính người dân Pakistan để dùng nó làm chính các dự án đầu tư của TQ tại Pakistan chứ thực ra TQ không tốn 1 xu nào mà còn có lợi là bởi vì nền kinh tế Pakistan mới đang tài trợ cho chính TQ bằng các khoản đầu tư bằng chính sức mua và tiền tiết kiệm của chính người dân Pakistan.
Nói chung hầu hết các chính phủ nhược tiểu kém hiểu biết về kinh tế lẫn chính trị bang giao quốc tế mới rước tai họa cho họ chứ thực ra cái đất nước TQ và cái thị trường cổ phiếu của họ chỉ có mấy tay đầu cơ và đầu tư Mỹ tách biệt chính trị đánh sập TQ. Đó là ta không quên rằng sự sụt giá cổ phiếu của TQ giữa năm 2015 và sự xì bong bóng bất động sản bên Tàu cuối năm 2014 thì người ta cáo giá mấy tay đầu cơ của Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS) tham gia đánh sập chứ nó không do cái ông Tổng thống da màu Barack Obama và các chính phủ thân Tàu tham gia. TQ hiện nay vẫn còn ám ảnh mấy tay đầu cơ Morgan Stanley chứ họ chẳng sợ ai cả. Đối với cái nền kinh tế TQ có lẽ nếu tôi lãnh đạo quốc gia VN thì tôi sẽ không tha thứ hay nhược bộ cái gì cả, và đừng có hù dọa ai ở đây cả. Bởi vì VN mới chính là quốc gia đang xếp trên nhiều thứ lợi thế trước TQ chứ không phải VN lép vế. Nhưng vì một số kẻ nhược tiểu kém tài không thấy ra chứ bất cứ ai là chuyên gia am hiểu cái thị trường TQ thì đều thấy ra cả.
Không có nhận xét nào