PHONG TRÀO THỜ CÚNG LÊN CAO Sắp xây cất khu lưu niệm TỐ HỮU, trên 4200 m2 đất , với ngân khoản 28 tỉ tiền của dân, để tưởng niệm tác giả bài...
PHONG TRÀO THỜ CÚNG LÊN CAO
Sắp xây cất khu lưu niệm TỐ HỮU, trên 4200 m2 đất , với ngân khoản 28 tỉ tiền của dân, để tưởng niệm tác giả bài thơ để đời về Staline, một trong những tên đồ tể khát máu, tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại ( 27 triệu người bị giết dưới mọi hình thức . Bỏ xa Hitler, 17 triệu nạn nhân, chỉ thua Mao...78 triệu ).
. '' Áo ông trắng giữa mây hồng/ mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười....Thương cha, thương mẹ, thương chồng/ thương mình, thương một, thương ông, thương mười..../Yêu biết mấy khi con tập nói/ tiếng đầu lòng, con gọi Stalin ''
Rất nên tạc bài thơ này trên bia tưởng niệm Tố Hữu. Để vinh danh tư cách và tâm tình của sĩ phu cách mạng. Để rung động với cái chân thành và lòng nhân ái của thi sĩ . Để mỗi đứa bé Việt khi mở miệng lần đầu, biết phải nói gì, phải gọi tên ai..
Cũng đừng quên ghi trên mộ bia lời hô hào nhiệt thành, vẫn còn là nhu cầu khẩn cấp : '' Giết, giết nữa, bàn tay không ngớt nghỉ. Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong ''
Xây đài lưu niệm Tố Hữu là một việc làm cực kỳ có ý nghĩa. Ai tiêu biểu cho văn hoá XHCN hơn tác giả của '' Bác ơi, cháu nhớ bác Hồ '', của những giọt lệ chân thành ca tụng Mao, Castro, Lenin, những khuôn mặt khả ái , phúc hậu của nhân loại ?.
Cũng nên nghĩ tới việc đem thơ đấu tố, xung phong uống máu quân thù của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Công Hoan...đi chinh phục thế giới.
Bởi vì những cái nhà nước đe dọa sản xuất như phi thuyền, điện toán tân kỳ, canh nông hiện đại, y khoa tối tân, hình như có nơi đã có rồi.
Chỉ có cái không đâu có, hay ít nơi có, là cái văn chương tiêu biểu cho sự chân thành của ngôn ngữ, cái lai láng của tình người trong thơ Tố Hữu.
Phải nghĩ tới kế hoạch đưa du lịch VN lên hàng '' top '' thế giới, bằng cách tổ chức những ''tours '' du lịch, ngoài Ba Đình, đưa du khách đi thăm viếng lăng Tố Hữu, Đỗ Mười, Trần Đại Quang..., ngưỡng mộ tượng mạ vàng của các bộ trưởng Công An. Không có gì nói lên tâm hồn của một chế độ bằng văn hóa.
( tuthuc-paris-blog.com )
''ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG ''
Tố Hữu.
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
(5-1953)
Không có nhận xét nào