Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PUTIN TỪNG LÀ MẬT VỤ ĐÔNG ĐỨC STASI.

PUTIN TỪNG LÀ MẬT VỤ ĐÔNG ĐỨC STASI.  Các nhà nghiên cứu ở Đức đã tình cờ tìm thấy được một thẻ ID Stasi (Staatssicherheitsdienst, SSD) được...

PUTIN TỪNG LÀ MẬT VỤ ĐÔNG ĐỨC STASI. 

Các nhà nghiên cứu ở Đức đã tình cờ tìm thấy được một thẻ ID Stasi (Staatssicherheitsdienst, SSD) được cấp cho Vladimir Putin trong thời gian làm sĩ quan KGB ở Đông Đức vào cuối thời Chiến tranh Lạnh.

Phát hiện này được thực hiện tại trung tâm tài liệu Stasi ở thành phố Dresden, nơi lưu trữ các hoạt động của cảnh sát bí mật toàn năng thuộc Đông Đức. Trong lúc các nhà nghiên cứu tìm tòi trong kho lưu trữ để tìm tài liệu cho truyền thông, và vô tình họ đã tìm thấy được một chiếc thẻ ID của ông Putin nằm trong số các tài liệu về đào tạo sĩ quan ở một thành phố Đông Đức cũ.

Trước khi tham gia chính trường Nga, ông Putin đã có bốn năm làm thủ lĩnh của KGB Nga tại Dresden vào những năm 1980 trong thời kỳ ​​sụp đổ của nhà nước cộng sản.

Konrad Felber, giám đốc kho lưu trữ Stasi ở Dresden, nói với tờ Bild rằng với chiếc thẻ ID Stasi sẽ cho ông Putin được quyền truy cập rộng rãi vào các văn phòng cảnh sát bí mật ở Đông Đức.

Một bức ảnh của thẻ căn cước cho thấy nó được cấp vào năm 1986 và liên tục được xác nhận lại cho đến cuối năm 1989. Một người hơi hói nhưng ông Putin bĩu môi trong một bức ảnh đen trắng ở phía bên tay phải.

Người phát ngôn của Điện Kremlin nói với hãng thông tấn Nga Tass rằng, KGB và Stasi là hai cơ quan tình báo đồng minh, do đó, việc cấp thẻ ID cho nhau là hiển nhiên.

Trong thời gian ông Putin làm việc tình báo ở Dresden vẫn còn bí mật - được biết là Putin đã ngăn chặn thành công những người biểu tình tìm cách xâm nhập vào các văn phòng KGB trong cuộc cách mạng dân chủ năm 1989. Ông Putin nói với đám đông rằng họ không có quyền vào lãnh thổ Nga. 

Tổng thống Nga cũng nói tiếng Đức gần như không có lỗi, một điều mà ông đã sử dụng trong quá khứ để tán tỉnh các chính trị gia Đức. Một năm sau khi nhậm chức lần đầu tiên, ông đã nói chuyện với quốc hội Đức vào năm 2001, kêu gọi hữu nghị giữa Berlin và Moscow. 

Nguyễn Thùy Trang







Không có nhận xét nào