Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TẤT CẢ ĐỀU CÓ GIÁ CỦA NÓ.

TẤT CẢ ĐỀU CÓ GIÁ CỦA NÓ. Tại sao hôm nay cảnh sát Đài Loan có thể còng tay người Việt  chạy trốn ở Đài Loan để tống cổ về nước ? Vì sau thờ...

TẤT CẢ ĐỀU CÓ GIÁ CỦA NÓ.

Tại sao hôm nay cảnh sát Đài Loan có thể còng tay người Việt  chạy trốn ở Đài Loan để tống cổ về nước ?

Vì sau thời kỳ chính phủ độc tài của Tưởng Giới Thạch nhiều phong trào  đấu tranh dân chủ của sinh viên học sinh và nhân dân Đài Loan đã cho họ có địa vị ngày hôm nay.

Dân chủ Đài Loan không phải từ trên ban xuống, mà từ cuối những năm 1980, vào thời ông Tưởng Kinh Quốc và sang đến thời Lý Đăng Huy có cả một sự thay đổi về xã hội và sự lan truyền của một tinh thần chính trị mới. 

Vào những năm cuối của chế độ Quốc Dân Đảng, Đài Loan có một phong trào mang tên Đảng Ngoại. Đây là tập hợp xã hội chính trị của những ai ngoài Quốc Dân Đảng cầm quyền nhưng vẫn muốn có hoạt động vì dân chủ. 

Nhờ phong trào chính trị  Đảng Ngoại   và sự khôn ngoan của các lãnh đạo chính trong QDĐ, Đài Loan đã có cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên năm 1997.

Con đường dân chủ của Đài Loan mang nhiều đặc thù châu Á, theo lộ trình “Kinh tế trước, Chính trị sau”, và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Nhưng nhìn chung nó không khác bao nhiêu quy luật chuyển đổi thể chế ở Đông Âu. 

Sự có mặt của một phong trào chính trị xã hội ngoài đảng cầm quyền cũng không khác Công đoàn Đoàn kết ở Balan bao xa, dù tầm vóc phong trào Đảng Ngoại của Đài Loan nhỏ hơn.

Dân chủ là một chế độ xã hội, một cơ chế quyền lực để quản lý xã hội mà theo đó quyền lực thuộc về người dân. Nếu hiểu như thế, việc thực thi quyền lực xã hội ở Đài Loan ngày nay, về cơ bản, đúng là đã do dân quyết định, đã vì quyền lợi của số đông, vì lợi ích của đất nước. Người dân Đài Loan ngày nay, hơn hẳn các nước châu Á khác, kể cả Hàn Quốc, Singapore về mức độ tự do -  tự do lập hội, tự do báo chí, ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử... không thua kém gì các nước phát triển khác. Còn nếu so với thời kì “khủng bố trắng” trong những thập niên 1950 - 1960 và phần nào đó tiếp tục cho đến thập niên 1980, hay so với thời kỳ xảy ra các cuộc đàn áp trong thập niên 1980, thì tình trạng hiện nay rõ ràng là một mơ ước mà người ta không tưởng là có thể đạt tới.

Trong khi đó với ngày 30/4/1975 những gì mà nhân dân Việt Nam đã và đang làm lại đi ngược với các giá trị của Đài Loan. Người dân Việt Nam đánh đổ các giá trị dân chủ để xây dựng một chế độ độc tài, tự mình tước bỏ đi những quyền con người chính đáng bằng một thể chế chính trị phi nhân.

Vậy nên sau sự kiện Formosa dân Việt đổ xô sang Đài  Loan bằng nhiều ngả đường khác nhau để làm thuê, bán sức lao động để mưu sinh rồi bị bắt, bị đuổi về với thân  phận của những lao động nô lệ.

Đó  cũng chỉ vì họ không biết làm như Đài Loan, đoàn kết nhau lại để hình thành nên các phong trào đấu tranh dân chủ, từ đó bắt chính quyền phải phục tùng mình để tạo ra một xã hội an ninh và hạnh phúc. Từ đó họ cũng có thể làm như cảnh sát Đài Loan để bắt những kẻ nhập cảnh trái phép vào đất nước mình để làm thuê.

Nhưng có lẻ muôn đời người Việt sẽ chẳng bao giờ nhận ra điều này. Họ dù ở trong nước hay ở hải ngoại đều chỉ biết đổ thừa cho cộng sản. Họ không hề biết rằng cộng sản không chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam mà còn lan sang Đài Loan , Singapore, Malaysia, Indonesia... Nhưng các quốc gia này đã chặn đứng được cộng sản và xây dựng được nền dân chủ . Cũng là do bởi họ đã không biết ...đổ thừa.

Suy cho cùng tất cả đều có giá của nó. Làm ông chủ hay làm thuê đều là do nhận thức của mỗi dân tộc.

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào