THÀNH QUẢ CỦA NGƯỜI HỌC KHI NÀO LÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC HÀNH VI GIÁO DỤC Chúng ta có khi nào đạt được một cách trọn vẹn hoặc ít nhất là một phần ...
THÀNH QUẢ CỦA NGƯỜI HỌC KHI NÀO LÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC HÀNH VI GIÁO DỤC
Chúng ta có khi nào đạt được một cách trọn vẹn hoặc ít nhất là một phần lớn các mục đích của giáo dục ngay tại trường học?
Khi trông thấy người học thực hiện các phương pháp giáo dục thông qua những bài kiểm tra có tính định kỳ hoặc không thường xuyên (bất thường) một cách có vẻ như là đơn giản và sau đó là cho một kết quả tốt theo đánh giá của hội đồng, dù là các giáo viên trực tiếp dạy hoặc một đơn vị độc lập, cũng không có nghĩa điều đó đã có thể là một minh chứng cho việc giáo dục đã đạt được các kết quả thực sự của nó.
Việc kiểm tra các bài học, chỉ được hiểu theo nghĩa là, chúng ta đang giúp cho những người học nhớ lại các tri thức đã được truyền giảng và hấp thụ trước đó (trong quá khứ). Nó không phải là một giá trị mới và cũng không thể xác tín về thành quả hay chất lượng của việc giáo dục tại ngôi trường này. Mặc dù có thể nó giúp chúng ta thấy được một phần năng lực nhận thức của người học, nhưng có thể những điều đó lại nằm ngoài những gì mà người dạy đã truyền đạt, vì rằng, sự giáo dục không chỉ gói gọn trong trường học và bởi các giáo viên. Hơn nữa, ngay cả nhà giáo dục cũng chưa chắc chắn hết về các khả năng chuyên môn thực sự của mình.
Việc đánh giá người học qua các bài kiểm tra hay thực hành không nên dùng để coi đó là cơ sở để đánh giá về năng lực của người học. Nó chỉ là một trong các biện pháp mà nhà giáo dục dùng để kiểm tra lại những gì mà người nhận sự giáo dục có thể lưu tâm, khai thác hoặc còn nằm trong trí nhớ của nó. Việc của giáo viên lúc này, thông qua các bài kiểm tra, cuộc thi, nên quan tâm đến các phương pháp và kết quả mới mà người học đưa ra được thông qua những bài thi như thế. Đó là cách để tìm thấy một nhân tố có tiềm năng, tố chất thực thụ.
Sẽ không có một phương pháp cụ thể nào là hữu hiệu đối với toàn bộ các học sinh vì còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như năng lực nội tại trong mỗi người học, trạng thái tâm lý, hoàn cảnh gia đình, môi và điều kiện sống...nhưng cũng vì vậy mà giáo viên chỉ có thể là người định hướng và đưa ra các cách tiếp cận phương pháp chứ không thực hiện các phương pháp một cách đồng bộ. Các phương pháp cụ thể cần được trao cho và buộc người học phải tự tìm lấy cho mình để giải quyết vấn đề cụ thể khi gặp phải. Đó chính là cách giáo dục có giá trị và bền vững nhất sẽ được lưu lại trong tâm trí người học dù có rời khỏi sự giáo dục đó đi nữa.
Việc tìm được phương pháp phù hợp nhất cho mình để xử lý các vấn đề mà chính họ phải đối mặt chính là cái cốt lõi của giáo dục. Và giáo dục thực sự chính là việc đưa ra phương pháp để mỗi người học có thể tự tìm thấy và xác quyết các phương pháp tối ưu nhất cho bản thân. Và nhà giáo dục lúc này chính là người đánh giá các phương pháp của từng học sinh theo các tiêu chí của mình để từ đó có các khuyến nghị hợp lý cho từng con người một để hoàn thiện hoặc nhằm cải thiện nó tốt hơn cho những lần tiếp sau.
Các bài kiểm tra hoặc các bài thi, vì vậy, sẽ không được coi là thành tích về mặt giáo dục, nó chỉ là vấn đề phản ánh thực tế còn tồn tại của chính hệ thống giáo dục trước người học của mình. Và vì rằng cũng không một hệ thống giáo dục nào có đủ đạo đức hay phẩm chất thực sự để đánh giá một con người chỉ thông ưua các bài thi kiểu như thế. Các cuộc thi cũng không phải là bước nhảu về nhận thức, nên cũng không được coi đó là các bậc thang của sự phát triển tư duy, mà cần nhìn nhận nó là thước đo về mức độ hoàn thiện của khả năng giải quyết vấn đề của trí tuệ người học.
Một khi các cuộc thi chỉ còn đơn giản được coi là một bài kiểm tra lại các vấn đề của các bài giảng quá khứ đối với người học, thì lúc này người học mới có thể được quan tâm và nhận ra các tiềm năng một cách đúng mức, và các kết quả trả bài đó chỉ như là một món quà mà người học dành tặng lại không những cho bản thân mà còn cho cả ngôi trường hay hệ thống giáo dục đó nữa. Và cuối cùng là, chỉ người học mới có thể tự kiểm chứng và biết mình sử dụng được các khả năng gì của bản thân khi đi vào cuộc sống sau khi thoát khỏi sự giáo dục của các chương trình đào tạo có tính trường lớp. Chỉ lúc này mới có thể đánh giá được chính xác nhất những gì mà kết quả giáo dục đã làm được cho người học của mình.
Cái Khả Thể
Không có nhận xét nào