Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THI HÀNH MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG VÌ SAO NIXON KHÔNG THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI HÀ NỘI ?

THI HÀNH MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG VÌ SAO NIXON KHÔNG THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI HÀ NỘI ? Nixon và Kissinger tin tưởng sẽ giúp đỡ Hà Nội ...

THI HÀNH MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG

VÌ SAO NIXON KHÔNG THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI HÀ NỘI ?

Nixon và Kissinger tin tưởng sẽ giúp đỡ Hà Nội bằng ngân khoản viện trợ cho Đông Dương sau chiến tranh, đó là tiền tái thiết cho miền Nam, Bắc Việt, Cam Bốt và Lào, ông sẽ san qua sớt lại số tiền đó bằng hình thức trao đổi hàng hóa giữa Hoa Kỳ và 4 quốc gia Đông Dương. 

Tuy nhiên những đối thủ của Nixon trong đảng Dân chủ cũng không đến nổi khờ, họ cũng đoán ra là ngoài tờ Hiệp định Paris năm 1973 rất phi lý thì ắt phải có một mật ước riêng có liên quan đến tài khoản viện trợ cho Đông Dương. 

Vì vậy họ tìm mọi cách buộc Nixon phải lòi tờ mật ước đó ra bằng cách ngăn chận tất cả mọi ngân khoản chảy về Đông Dương.

Ngân khoản tái thiết và phát triển cho Nam Việt Nam sau chiến tranh không có, ngân khoản tái thiết Cam Bốt và Lào sau chiến tranh cũng không có, ngân khoản tái thiết cho Hà Nội theo như tinh thần Hiệp định Paris năm 1973 cũng không có.

Trong khi đó các nghị sĩ, dân biểu thuộc đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ đồng ý sẽ cung cấp viện trợ tái thiết Bắc Việt theo như điều khoản 21 của Hiệp định nhưng với điều kiện Hà Nội phải chứng tỏ thiện chí.

Thế nhưng chiến trường Miền Nam sau ngày ngưng bắn cho thấy Hà Nội không có thiện chí. Vì vậy Quốc hội Hoa Kỳ càng xiết chặt hầu bao hơn nữa. Họ dự tính thế nào Nixon bí quá cũng phải lòi mật ước ra để năn nỉ Quốc Hội. Nhưng sự thực hễ tờ mật ước được đưa ra ánh sáng thì Nixon phải ra tòa và không thoát khỏi án tù.

Ngoài ra, Nixon còn bị vướng thêm những mật ước khác với Liên Xô và Trung Quốc trong nổ lực thuyết phục hai nước này ngưng hỗ trợ cho Hà Nội. Nhưng ông cũng không xin phép Quốc hội Hoa Kỳ để làm chuyện nầy. Vì vậy Quốc hội Hoa Kỳ cứ chằm hăm vào mật ước Nixon - Hà Nội để tìm cho ra mật ước Nixon - Liên Xô và Nixon - Trung Quốc. Và cơ hội đã đến với Quốc hội khi họ nắm được vụ nghe lén Watergate, vụ này tạo điều kiện cho các đối thủ của Nixon phăng lần ra các mật ước.

Vụ nghe lén không thể làm cho Nixon mất chức nhưng đủ điều kiện để cho Quốc hội Hoa Kỳ thành lập một Ủy ban điều tra đặc biệt. Lúc đó các công tố viên trong Ủy ban có quyền đòi Nixon phải đưa ra tất cả những cam kết riêng giữa Tổng thống Nixon và Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Hà Nội. Dĩ nhiên là Nixon chọn từ chức để khỏi phải đưa ra các cam kết riêng, bởi vì các cam kết đó vi phạm pháp luật Hoa Kỳ.

KISSINGER CŨNG SẼ BỊ ÁN NHƯ NIXON

Tờ mật ước do chính tay Kissinger thảo và thỏa thuận với đối phương cho nên nếu Nixon ra tòa thì Kissnger cũng phải ra theo, và mức án cho ông cũng không nhẹ. Chính vì vậy mà sau này (1981) Kissinger đã điều đình với Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội đã chấp thuận Kissinger giao tất cả hồ sơ mật trong những ngày Kissinger còn tại chức cho Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc Hội chỉ được đưa các hồ sơ đó ra công chúng sau khi Kissinger chết được 5 năm.

Giới nghiên cứu chính trị quốc tế khá ngạc nhiên cho điều kiện oái ăm của Kissinger, và họ càng ngạc nhiên hơn nữa khi Quốc hội Hoa Kỳ ra một đạo luật chấp nhận điều kiện của Kissinger. Các nhà tiên tri quốc tế bèn hè nhau đoán thử xem chuyện gì vậy?

Tuy có rất nhiều lời đoán mò, nhưng tất cả đều đồng một chiều hướng cho rằng cái mốc thời gian sau khi Kissinger chết là để cho ông ta khỏi phải ra tòa. Sau khi Kissinger chết, những người có dính líu chỉ cần đổ hết cho Kissinger là xong chuyện.

Cho tới nay không biết có bao nhiêu chuyện khiến cho Kissinger có thể phải ra tòa, nhưng riêng mật ước Nixon- Phạm Văn Đồng cũng đủ đưa Kissinger ra tòa bất cứ lúc nào nếu ông ta còn sống.

Cho nên khi Nixon không thực hiện được các lời cam kết đã ghi trong mật ước thì Kissinger đã nhờ Lê Đức Thọ thuyết phục Hà Nội đừng đưa bản mật ước đó ra. Đồng thời ông cũng thuyết phục Lê Đức Thọ hãy vì nguyện vọng hòa bình của thế giới mà đừng làm vỡ lỡ chuyện ký kết mật ước, trong khi đó ông và Nixon sẽ hết sức cố gắng để cho Hiệp định Paris (Mật ước 1.2.1973) được thực sự thi hành.

Tháng 8 năm 1973 Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình tại Na Uy quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho Kissinger do thành tích làm dịu căng thẳng của chiến tranh lạnh và mở đường cho một kế hoạch chung sống hòa bình. Thế giới đã không ngạc nhiên vì ai cũng thừa nhận công lao của Kissinger trong hai cái bắt tay với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Nhưng trước đó Kissinger đã ngầm vận động với Ủy ban trao giải, đề nghị chia một nửa giải cho Lê Đức Thọ. Kissinger làm việc này để ngầm biểu tỏ sự tri ân của ông đối với công lao của Lê Đức Thọ vì công cuộc mưu tìm hòa bình cho chiến tranh Việt Nam. Đồng thời ông cũng muốn nhân danh ước nguyện hòa bình của thế giới mà kêu gọi Lê Đức Thọ đừng làm lớn chuyện về việc Nixon chưa thực hiện được mật ước.

Hai tháng sau, tháng 10 năm 1973 ông Lê Đức Thọ loan báo từ chối giải thưởng Nobel Hòa Bình 1973 bởi vì: “Đất nước của chúng tôi chưa thực sự Hòa Bình”. Nghĩa là ông hy sinh vinh dự của ông để nhắc nhở Nixon rằng mật ước chưa được thi hành.

Trong thời điểm đó (tháng 10.1973) lại xảy ra chiến tranh Trung Đông và Hoa Kỳ phải dồn hết ngân khoản quốc phòng cho Trung Đông cho nên Lê Đức Thọ, và cả Kissinger , đã mơ hồ thấy trước mật ước sẽ không thành và Nixon sẽ phải ra đi để giữ trọn lời hứa với Hà Nội và cả Nguyễn Văn Thiệu..

KISSINGER SỬA LẠI SAI LẦM CỦA ÔNG TA VÀ NIXON

Thời hạn 60 ngày đã trôi qua nhưng Nixon không thi hành được một mục nào trong 7 mục của tờ mật ước. Nếu Hà Nội không thông cảm thì họ có thể đưa tờ mật ước đó ra để buộc quốc gia Hoa Kỳ phải công khai thi hành. Tuy nhiên nếu như vậy thì sẽ lòi ra chuyện Hà Nội phản lại phe xã hội chủ nghĩa, và Hà Nội sẽ khó sống vì phải đối mặt với cả 3 kẻ thù mạnh nhất thế giới là Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vì vậy mà Hà Nội đành phải nén lại cho tới tháng 11.1973.

Đến ngày 6.11.1973 Hà Nội xua xe tăng và 1 sư đoàn bộ binh tấn công đồn Bu Prang, công khai xé bỏ hiệp định Paris năm 1973. Kissinger hẹn gặp Lê Đức Thọ tại Paris vào ngày 20.11.1973. Không biết Kissinger nói gì nhưng tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi lại rằng Lê Đức Thọ nói ông sẽ trình lại với Hà Nội bởi vì việc này ngoài thẩm quyền của ông. (Có lẽ Kissinger đã xin khất lại lời hứa vì đã xảy ra chiến tranh Trung Đông vào tháng 10.1973)

Ngày 5.7.1974 Quốc Hội Hoa Kỳ ra đạo luật cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa trong tài khóa 74-75 xuống còn dưới 1 tỉ đô-la Mỹ, nghĩa là chấp nhận cho Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, 5 ngày sau Nixon tuyên bố từ chức. 

Rồi 9 ngày sau khi Nixon từ chức thì Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết chung cuộc ngân sách 74-75 cho Việt Nam Cộng Hòa là 700 triệu thay vì 1 tỉ đô-la Mỹ. Nhưng theo tính toán của Ngũ Giác Đài (tướng John Murray) thì với 700 triệu đô-la Mỹ Việt Nam Cộng Hòa chỉ giữ được Vùng 4.

Cùng ngày đó tại Hà Nội, Lê Duẩn ra lệnh cho tướng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch đánh chiếm miền Nam. Nghĩa là Lê Duẩn hiểu: “kế hoạch hồi chánh” đã bị phá sản, giờ đây Kissinger chỉ có thể giúp Hà Nội chiếm lấy miền Nam để bù lại việc Hà Nội chịu ký kết Hiệp định Paris năm 1973 mà không nhận lại được một chút gì như Kissinger và Nixon đã từng hứa hẹn trên giấy trắng mực đen. Sự giúp đỡ nầy cũng nhằm hối lộ cho Lê Duẩn không đưa mật ước ra ánh sáng.

HAI KẺ TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC HOA KỲ?

Một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ năm 1981, cho phép hồ sơ làm việc của Kissinger được tiếp tục bảo mật cho đến 5 năm sau khi Kissinger chết, điều này xác định Kissinger đã trở thành tội đồ của dân tộc Hoa Kỳ khi ông ta và Nixon qua mặt Quốc hội lén cho Hà Nội hồi chánh.

Lẽ ra nếu ngày đó Nixon và Kissinger bắt Hà Nội đầu hàng thì cái chết của 58.000 thanh niên Hoa Kỳ tại Việt Nam có một ý nghĩa vô cùng cao đẹp đối với nhân dân Việt Nam và toàn thế giới.

Thế nhưng quyết định lén lút của Nixon đã khiến cho cuộc tháo chạy của Hoa Kỳ vào năm 1975 trở thành một hình ảnh nhuc nhã chưa từng có trong lịch sử 200 năm lập quốc của Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, vết thương chiến tranh Việt Nam đã đưa đến một sự phân hóa trầm trọng trong nội bộ nhân dân Hoa Kỳ.

Và uy tín của Hoa Kỳ đối với thế giới bị tổn thương nặng nề. Kể từ đó hình ảnh người hùng Hoa Kỳ biến dạng thành một tên lái buôn chỉ biết có đồng tiền, không nhân nghĩa và không còn lý tưởng.

Nếu ngày đó Hà Nội kéo cờ trắng như Võ Nguyên Giáp đã khẳng định thì Nixon và Kissinger trở thành nhân vật bất tử đối với nhân dân Hoa Kỳ và toàn thế giới. Quân đội Hoa Kỳ được nhìn như đạo quân sẳn sàng hiến thân để chống lại cái ác cho nhân loại.

Nhân dân Hoa Kỳ mãi mãi là hình ảnh đẹp trong tâm tư của những người yêu chuộng tự do và công bình trên thế giới. Có lẽ thế giới Cộng sản sẽ nhanh chóng sụp đổ trong những năm 1970 chứ không phải đợi đến hai mươi năm sau. Dĩ nhiên những người được hưởng lợi nhiều nhất trong quyết định này sẽ là nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam.

Có phải trong một chớp mắt thiếu suy xét, hai người anh hùng đã trở thành hai kẻ tội đồ? Hoàn toàn không phải như vậy, Nixon và Kissinger là hai con cáo già có thần kinh bằng thép chứ không phải là người thường. Họ thừa hiểu rằng họ không thể nào là anh hùng một khi Hà Nội bị đánh gục trong tư thế đã bị Liên Xô và Trung Quốc trói tay.

Hoa Kỳ chỉ thực sự chiến thắng và Nixon, Kissinger chỉ thực sự trở thành anh hùng nếu như ngày đó CIA cho họ biết là quân cộng sản Việt Nam đã chết hết trong trận Mậu Thân, đã thất bại nặng nề trong trận Hạ Lào, và không thể nào chiến thắng quân Việt Nam Cộng Hòa cho dù họ có xe tăng và vũ khí tối tân trong trận Mùa Hè 1972; sau trận đó thì miền Bắc chỉ còn một trời đàn bà góa.

Một khi nhận được những tin tức như vậy thì Nixon nhanh chóng thẳng tay với Hà Nội mà không cần nhờ vả Trung Quốc hay Liên Xô. Nhưng đáng tiếc là CIA đã đưa về Washington những tin tức hoàn toàn trái ngược, những tin tức này thu thập được từ báo chí và đài phát thanh của Hà Nội.

Sau nầy những nhà nghiên cứu sử đã có nhiều bằng chứng để có thể khẳng định rằng ngày đó Nixon và Kissinger đã nhận được tín hiệu đầu hàng của Hà Nội. Nhưng không ai giải thích nổi tại sao Nixon và Kissinger lại quyết định bưng bít sự kiện nầy. Và người ta chờ đợi cái ngày 5 năm sau khi Kissinger chết.

Không cần phải đợi tới ngày Kissinger chết, mật ước Nixon – Phạm Văn Đồng đã giải thích hết rồi.

Nguồn: ( Bùi Anh Trinh)





Ảnh: (Trích sách: “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh)

Không có nhận xét nào