Tiếng Việt đáng yêu - Ba Que Xỏ Lá #tieng_viet_dang_yeu Mình có đọc bài viết của thầy An Chi giải thích từ nguyên Ba Que Xỏ Lá tại đây >...
Tiếng Việt đáng yêu - Ba Que Xỏ Lá
#tieng_viet_dang_yeu
Mình có đọc bài viết của thầy An Chi giải thích từ nguyên Ba Que Xỏ Lá tại đây >> https://petrotimes.vn/ba-que-xo-la-va-co-ba-que-98389.html.
Thầy viết "Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá sẽ mất số tiền đặt cược.
Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng, nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn “ba que xỏ lá” với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của “ba que xỏ lá” là “xỏ lá ba que”."
Nhưng trong bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thầy Huỳnh Tịnh Của lại viết rất khác với cách giải thích của thầy An Chi về cụm từ Ba Que Xỏ Lá này. Hai trò chơi Ba Que và Xỏ Lá này trong bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị hoàn toàn không liên quan gì đến nhau cả.
Theo bộ từ điển, chữ Que mà chúng ta biết ngày nay, thật ra thời cụ Của viết là Ngoe 危 (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s584.png).
Ngeo có một nghĩa là cái nhánh vắn vắn.
Và liên quan tới Ba Ngoe, thì Ba ngoe là cuộc gian lận, gạt người ta mà ăn tiền, thường dùng ba chiếc đũa lớn, một chiếc có cột chỉ đỏ, đứa làm nghề ấy lấy ba chiếc đũa để trong lòng bàn tay mà tréo ngoe lại; hễ ai rút đặng chiếc đũa có cột chỉ thì ăn tiền, rút nhầm cây khác thì thua. Đánh ba ngoe - chơi cuộc gian lận ấy.
Như vậy Ba Ngoe là trò chơi cũng như ngày nay bên Mỹ chơi vụ drawing straws. Ngoe danh từ nghĩa là một nhánh gì đó ngăn ngắn (short stick).
Còn Xỏ Lá là gì ? Thì cũng trong bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, ghi chữ Xỏ 搝 này (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s584.png).
Xỏ Lá nghĩa là "cuộc chơi gian lận, cuộc gạt gẫm; một người lấy giấy, lá dài xấp lại cùng vấn tròn, đố người khác lấy chiếc đủa cắm tròn, đố người khác lấy chiếc đủa cắm vào giữa khoanh tròn, như chiếc đủa không mắc trong cuốn giấy thì phải thua tiền".
Như vậy trò chơi Xỏ Lá này có thể tóm tắt là lấy tờ giấy cuốn lá dài lại thành hình tròn chắc có lỗ tròn nhỏ ở giữa, rồi để tờ giấy quấn lá dạng tròn đó theo hình dọc (vertical), xong kêu người chơi thử lấy chiếc đủa cắm vô lỗ tròn được không. Nếu nhà cái gian lận, họ có thể cuốn giấy và lá lõng lẻo, khi chiếc đủa cắm vô, có thể đi lệch mà cắm xuống phần bên giấy, chứ không xuống phần tròn trong chiếc lá cuộn tròn.
Vậy Ba Ngoe Xỏ Lá mà cụ Của tả đúng là hình thức chơi gian lận. Và nếu cụ Của đúng, thì câu này thời cụ Của chắc là Ba Ngoe Xỏ Lá chứ không là Ba Que Xỏ Lá. Và Ba Ngoe và Xỏ Lá là 2 trò chơi gian lận khác nhau, không liên quan gì tới nhau cả.
Còn cách giải thích của thầy An Chi, chắc thầy cũng có cứ liệu từ đâu đó để nêu ra trò chơi có thưởng mà thầy nêu ra, nhưng mình không thấy thầy viết là thầy lấy từ cứ liệu nào.
Còn vụ cờ ba que, thì mình cũng đang đi đọc lại cách dùng từ của người miền Nam thời 1930-1950 ra sao. Vì thầy An Chi giảng dùng chữ sọc mới hợp hơn từ que, xem ra rất đúng, nhưng đoạn thầy viết "Người dân đã quyết gọi nó là “cờ ba que” thì nó phải “chết tên” cờ ba que." thì mình chưa hiểu lắm, vì người dân ở đây là người ở đâu ? Có phải họ là người miền Nam không ? Mà không biết người miền Nam thời 1930-1950 có xài chữ "que" thông dụng không ? Hay là chữ "que" này là người "ở ngoải" đem vô trong Nam rồi cho luôn là "nhân dân Nam Bộ" chẳng hạn ? Nếu người dân là người "ở ngoải", người ngoài Bắc thì mình không có ý kiến gì, nhưng nếu người dân ở đây là người miền Nam, mình muốn tìm hiểu, tại thật sự chả ai biết "nhân dân Nam Bộ" là ai, vì chúng ta đã có thí dụ về vụ "nhân dân Nam Bộ" thời Tự Đức đã học hành chữ Nho như thế nào mà đã giương cả lá cờ "Phan Lâm Mãi Quốc" mà thời nay ta đọc lại, không thể hiểu "nhân dân Nam Bộ" học hành ra sao mà chữ Nho cũng không phân biệt được cả chữ Mãi và Mại, và chả hiểu lúc đó cụ Đồ Chiều, người được cho là một thầy đồ sát cánh bên ngài Trương Định, và là một vị thầy đồ hay chữ Nho mà lại không lên tiếng gì về cụm từ Phan Lâm Mãi Quốc có vấn đề này cả, để cho người hậu thế ngày nay ngờ vực cả vụ có hay không cụm từ Phan Lâm Mãi Quốc là do người miền Nam đặt ra hay người "ở ngoài" thế kỷ 20 thời VNDCCH đặt ra và đưa vô tay của nhóm người "nhân dân Nam Bộ" nào đó thời Tự Đức ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
nguoi bắc phiên âm chữ qu thành chữ k nên 3 ke là bắc kỳ cộng, bọn 3 ke ngaỳ trước khi trong rừng luć nào cũng đem theo 3 que cây , que thứ 1 dùng để taọ ra lữa vì không có hợp quẹt, que thứ 2 luc nào cũng mang theo để xỏ dép râu đi rừng, que thứ 3 dùng để xỏ lá để chùi đít sau khi đi ị ...xem them -> https://youtu.be/_NaD6u6hLMc
Trả lờiXóa