TỔNG CỤC THỐNG KÊ CÔNG BỐ CON SỐ GDP CAO NGẤT NGƯỞNG ĐỂ LÀM GÌ? TẠI SAO PHẢI LÀM GIẢ TĂNG TRƯỞNG GDP? Minh Ho(29/Dec/2018) Ngày 27/12 vừa q...
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CÔNG BỐ CON SỐ GDP CAO NGẤT NGƯỞNG ĐỂ LÀM GÌ? TẠI SAO PHẢI LÀM GIẢ TĂNG TRƯỞNG GDP?
Minh Ho(29/Dec/2018)
Ngày 27/12 vừa qua trong hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương. TT Phúc đã công bố con số tăng trưởng GDP là 7,08% một con số cao kỷ lục về tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm trở lại đây. Liệu con số này có đáng tin cậy? Hay chỉ là chiêu trò thổi phồng của Đảng và Chính phủ VN cho mục đích phía sau của nó. Hãy cùng phân tích
+ Thứ nhất: GDP được cấu thành chủ yếu từ giá trị sản lượng của 3 thành phần kinh tế lớn của VN gồm: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trong năm 2017 và năm 2018 thì thu thuế từ ba thành phần kinh tế này đều giảm khá mạnh và không đạt dự toán so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra cụ thể thu từ khối DNNN giảm 2,9%, thu từ khối doanh nghiệp tư nhân giảm 2,2% và thu từ khối doanh nghiệp FDI giảm đến 15,1%. Nhìn vào tỷ lệ sụt giảm từ ba thành phần kinh tế tạo ra sản lượng thì lấy đâu ra việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 7,08%
+Thứ hai: Nếu một nền kinh tế tăng trưởng thì không thể có số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp đóng cửa và tạm ngừng hoạt động quá nhiều, quá cao được. Cũng theo báo cáo của Tổng cục thống kê cho biết đến cuối năm 2018 tổng số DN đóng cửa ngừng hoạt động là 90.651 doanh nghiệp tăng 49,7% so với năm 2017, tức mỗi ngày có khoảng 250 DN tạm dừng hoạt động một con số kỷ lục. Theo bộ KHĐT cứ một DN mở ra thì có một doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động. Tỷ lệ DN chết cao hơn DN hoạt động thì tăng trưởng GDP ở đâu ra?
+Thứ ba: Con số nợ nần quá cao cộng với áp lực chi phí lãi suất trái phiếu chính phủ lẫn doanh nghiệp tư nhân thuộc hàng đắt đỏ thì lấy gì đầu tư cho tăng trưởng kinh tế. Hiện nay khoản nợ công của Vn theo tính toán có thể lên tới 500 tỷ usd tương đương 235%GDP, tức là tỷ lệ nợ nần của VN đã vượt qua ngưỡng cảnh báo 67% rất nhiều lần. Tỷ lệ nợ quá cao thậm chí còn đánh sụt tăng trưởng GDP một vài % vì một quốc gia có đồng tiền yếu, lạm phát cao mà còn mắc nợ cao thì tiền đầu tư cho GDP sẽ giảm xuống. Một đất nước mà rơi vào tình trạng loay hoay trả nợ, thuế má tăng vọt thì lấy đâu ra tiền để đầu tư. Nếu đầu tư giảm chắc chắn không thể tăng GDP
Qua phân tích ở trên có thể khẳng định mức tăng trưởng GDP của VN đã được bơm thổi lên rất nhiều và con số tăng trưởng trên là không đáng tin cậy và là số tăng trưởng giả nhưng tại sao Đảng CSVN năm nào cũng phải bơm thổi con số GDP cao ngất ngưởng như vậy vì:
+ Trong các kỳ họp Quốc hội nào các đại biểu cũng đều chất vấn về nợ xấu, nợ công và bội chi ngân sách đặc biệt tỷ lệ nợ công theo báo cáo của Tổng cục thống kê là 65% đã tiệm cận vùng nguy hiểm. Vậy tiền đâu để trả nợ nếu không vực dậy kinh tế. Đương nhiên ông Trọng và TƯ Đảng nhiều lần họp để nghĩ kế sách cải cách nền kinh tế nhưng mọi cải cách đưa ra đều thất bại vì những chủ trương phi kinh tế, phi hiện thực. Rốt cuộc chỉ có cách làm giả tăng trưởng GDP để yên lòng cán bộ tiếp tục tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho đến khi sụp đổ mà thôi.
+ Thời gian gần đây Đảng của ông Trọng liên tục đánh tham nhũng. Tất cả các cơ quan của Đảng từ Tổng Bí Thư đến các cơ quan Nhà nước, mọi mặt trận của Đảng đều tập trung vào việc dựng lò và truy tìm tham nhũng để đốt lò. Do vậy để che giấu tác hại của việc chống “ tham nhũng” thì phải làm giả con số tăng trưởng GDP vì đó là nhiệm vụ chính trị để cứu Đảng và giữ uy tín cho lãnh đạo
Hơn lúc nào hết ông Trọng muốn cho người dân và dư luận thấy bức tranh kinh tế màu hồng của Việt Nam dù thực tế không phải như vậy, nhưng lại cần thiết cho phe nhóm của ông Trọng và để tiếp tục duy trì quyền lực bất chấp tương lai của VN ra sao.
Không có nhận xét nào