TRUNG CỘNG ĐÁP TRẢ CANADA, KẾ THÂM NHƯNG HẠ ĐẲNG - THẤT SÁCH Để trả đũa Canada vụ bắt phó chủ tịch Huawei, Trung cộng lập tức bắt giam hai c...
TRUNG CỘNG ĐÁP TRẢ CANADA, KẾ THÂM NHƯNG HẠ ĐẲNG - THẤT SÁCH
Để trả đũa Canada vụ bắt phó chủ tịch Huawei, Trung cộng lập tức bắt giam hai công dân gốc Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor với cáo buộc "làm hại đến an ninh quốc gia" của Trung cộng. Đòn này khá thâm hiểm nhưng lại thất sách.
Nói sơ về nhân thân của 02 nạn nhân gốc Canada bị Trung cộng bắt giam. Ông Michael Kovrig là cựu quan chức ngoại giao Canada nay là cố vấn cấp cao phụ trách khu vực Đông Bắc Á của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế có tên tiếng Anh là International Crisis Group-ICG từ tháng 2/2017. Ông Michael Spavor là Giám đốc Sàn Trao đổi Văn hóa Paektu, tên tiếng Anh là Paektu Cutural Exchange - PCE, Paektu là tên gọi núi Trường Bạch, ngọn núi thiêng mà ông tổng thống Nam Hàn Moon Jea-in đã cùng Kim Jong Un viếng thăm mấy tháng trước đây.
Tổ chức Khủng hoảng quốc tế - ICG nơi ông Michael Kovrig làm cố vấn cao cấp là một Tổ chức Phi chính phủ đứng vị trí thứ 33 trong top 100 Tổ chức phi chính phủ hàng đầu thế giới. Sàn giao dịch văn hóa Paektu - PCE, nơi ông Michael Spavor làm Giám đốc cũng là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ được đăng ký tại Vương quốc Anh và xứ Wales. Các hoạt động của PCE nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác bền vững, trao đổi văn hóa, hoạt động, thương mại và đầu tư giữa Bắc Hàn và các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quốc tế hòa bình, tình bạn, và sự hiểu biết.
Các Tổ chức phi chính phủ - NGOs được thành lập bao gồm nhiều cá nhân, được trả tiền hoặc tình nguyện, cam kết giải quyết một loạt các vấn đề như bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống của thế giới thứ ba, chấm dứt nạn xâm phạm nhân quyền, cung cấp lương thực và thuốc men cho những nơi diễn ra chiến tranh, tăng cường phát triển tôn giáo hay đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia.
Có thể nói NGOs là môi trường xã hội giáo dục và rèn luyện ý thức dân chủ, năng lực và thực hành dân chủ cho các công dân. Chính vai trò phi chính phủ quan trọng như vậy cho nên tổ chức quốc tế lớn như Liên Hiệp quốc, chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), Cơ quan Văn hóa Liên HIệp quốc (UNESCO) và đặc biệt Tổ chức ngân hàng (IMF, WB...) đều rất quan tâm đến hoạt động của NGOs.
Vì những đặc thù trên của NGOs nên việc Trung cộng nhắm vào 02 công dân gốc Canada đang ở Trung cộng và làm việc tại 02 Tổ chức phi chính phủ để trả đũa Canada là điều không ngạc nhiên, thậm chí là đòn khá thâm hiểm vì:
1. Với phạm vi hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nhắm vào các lĩnh vực được luật pháp Trung cộng cho là "nhạy cảm" như vấn đề tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền,... thì Trung cộng dễ dàng ghép cho họ cái tội "làm hại đến an ninh quốc gia" của nó bởi luật pháp của Trung cộng nói riêng và cộng sản nói chung về phạm trù nhân quyền, tôn giáo,... là không có hành lan, tức nó như một sợi dây mà không phải ai cũng là diễn viên xiếc trong môn đi trên dây. Vì vậy ai cũng có thể bị ghép tội mà ngay tại Việt nam, hễ cứ ai bất đồng chính kiến là bị cộng sản chụp ngay cái điều 88 là xong phim, hết cãi.
2. Vì tổ chức quốc tế lớn như Liên Hiệp quốc, chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), Cơ quan Văn hóa Liên HIệp quốc (UNESCO) và đặc biệt Tổ chức ngân hàng (IMF, WB...) đều rất quan tâm đến hoạt động của NGOs nên Trung cộng bắt giam các thành viên của NGOs như vừa qua để dễ dàng thông qua các tổ chức này gây áp lực lên Canada để trao đổi tù binh.
3. Hiện nay vấn đề tôn giáo, nhân quyền của Trung cộng đang bị Liên hợp quốc, Mỹ, các nước phương Tây kịch liệt lên án bởi những bằng chứng vi phạm nhân quyền, đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo của Trung cộng mà họ có được chủ yếu từ các Tổ chức phi chính phủ - NGOs cung cấp. Vì vậy nhân cơ hội Canada bắt Mạnh Vãn Chu, Trung cộng bắt giam 02 công dân Canada đang làm việc cho NGOs vừa cho nhân dân Đại lục thấy Trung cộng cứng rắn, vừa làm cho các Tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Trung cộng lo lắng mà rời bỏ Trung cộng, không còn cản trở những việc làm bất đạo, vô luân của nó nữa.
...
Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, lợi bất cập hại. Một khi Trung cộng truy bức các thành viên của các Tổ chức phi chính phủ thì chưa chắc làm cho tổ chức quốc tế lớn như Liên Hiệp quốc, chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), Cơ quan Văn hóa Liên HIệp quốc (UNESCO) và đặc biệt Tổ chức ngân hàng (IMF, WB...) gây áp lực lên Canada để trao đổi tù binh mà họ còn yêu cầu Trung cộng phải bạch hóa hơn về những bằng chứng, lập luận bắt bớ theo các định chế của Công ước quốc tế về nhân quyền, tôn giáo. Thậm chí các tổ chức này còn áp đặt các lịnh trừng phạt lên Trung cộng vì thành tích vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo,...
Đặc biệt việc Trung cộng bắt Michael Spavor, giám đốc của Paektu Cultural Exchange sẽ hệ lụy đến Donald Trump bởi ông Michael Spavor là người đóng vai trò cầu nối trong việc tổ chức chuyến đi tới Bình Nhưỡng của cựu siêu sao NBA, một thần tượng mà Kim Jong Un muốn và đã được gặp mặt, từ đó góp phần không nhỏ vào cuộc thượng đỉnh Trump - Un sau đó tại Singapore. Dennis Rodman là người được Trump yêu cầu thư ký Bạch Cung gọi điện để cảm ơn rằng "Dennis, Donald Trump rất tự hào về anh và ông ấy cảm ơn anh rất nhiều". Vì vậy Dennis Rodman sẽ tác động Trump để Trump quan tâm hơn về vụ Trung cộng bắt Michael Spavor khi Mỹ đàm phán với Trung cộng.
Ngày 25/6/2018, tờ Wall Street Journal trích dẫn tuyên bố của Tập Cận Bình "Phương Tây có quan niệm rằng nếu ai đó tát vào má trái của bạn, hãy đưa cả má kia ra. Nhưng trong văn hóa của chúng tôi, chúng tôi sẽ đánh lại", điều này không sai nhưng đánh lại như thế nào để thể hiện ta đây "mã thượng", đánh lại thế nào đã lợi nhiều hơn hại, đánh cho đối phương tâm phục, khẩu phục chứ đánh mà "lợi bất cập hại, đánh dưới lưng quần địch" thì sao xứng là siêu cường với truyền thống văn hóa Khổng - Nho./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào