Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ BÓNG ĐÁ SOI LẠI ĐỜI SỐNG

TỪ BÓNG ĐÁ SOI LẠI ĐỜI SỐNG (Cafe đắng đầu tuần) Phi lộ: 10 năm trước, thắng Philippin trong bóng đá là điều gì đó rất bình thường, thậm chí...

TỪ BÓNG ĐÁ SOI LẠI ĐỜI SỐNG
(Cafe đắng đầu tuần)

Phi lộ: 10 năm trước, thắng Philippin trong bóng đá là điều gì đó rất bình thường, thậm chí thắng đậm. Hôm qua đội tuyển Việt Nam vẫn thắng và tôi thấy chả có gì để tự hào để ăn mừng cả. Đây là bài viết đăng cuối năm 2008 trên VNN, nghĩa là 10 năm trước. Các bạn xem thử đã có bước đột phá nào khá hơn ở quốc gia này sau 10 năm nếu thay các ví dụ tiêu cực bằng các ví dụ tương tự...

Quan sát cuộc sống từ sau trận chung kết AFF Cup 2008, hình như người dân vui vẻ hơn, nhắc đến những “người hùng bóng đá” ngày một nhiều hơn, lạc quan hơn về một tương lai tươi sáng của nền bóng đá nước nhà. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có bóng đá và có lẽ trong bóng đá, cũng đâu chỉ có thế…

⚽️Nhớ những người phụ nữ… đá bóng

Thế là trận chung kết AFF Cup 2008 đã làm bóng đá nam của Việt Nam chấm dứt cơn khát danh hiệu kéo dài 49 năm từ sau khi vô địch Mederka Cup ở Malaysia năm 1959. Đã có rất nhiều lời tán dương cho thầy trò ông Calisto và điều đó hoàn toàn xứng đáng. Nhưng có điều gì đó khiến người viết cứ trăn trở khi lịch sử bóng đá nước nhà lật sang trang mới. Tôi nhớ về các nữ cầu thủ cũng khoác áo đội tuyển.

Họ luôn nhận được tài trợ ít hơn, được thưởng ít tiền hơn, thậm chí sự quan tâm của các quan chức và người hâm mộ cũng thấp hơn hẳn. Nhưng chắc rằng họ chiến đấu không thua kém bất kỳ ai, họ từng đổ mồ hôi trên sân tập, lúc thi đấu, từng nhận những chấn thương nặng nề và dai dẳng và thậm chí bị sự kỳ thị vì “con gái gì mà…”. Trước khi tham gia và sau khi chấm dứt sự nghiệp, nhiều “nữ anh hùng” trên sân bóng đã và vẫn sống rất khó khăn, phải làm nhiều nghề để mưu sinh. Dù khó khăn, gian khổ là vậy nhưng tất cả họ đều vì màu cờ sắc áo Việt Nam.

Các cô gái Việt nhiều năm đứng nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 6 của Châu Á và hạng 30 thế giới. Trong cái men say chiến thắng đã nói ở trên sẽ có mấy người nghĩ lại về các cô gái “vàng” đã, đang và sẽ còn vinh danh bóng đá nước nhà?>Nhiều bài báo đã nói về một cuộc hoá rồng, về điều kỳ diệu, về ngày đại thắng, về sự thay đổi lịch sử…Có những tờ báo giật tít về những cơn mưa tiền, về mức thưởng khó thể kiểm soát với các người hùng đêm 28.12.2008. Tất cả những mỹ từ đều được “huy động” trên các tờ báo để nói về đội tuyển nam Việt Nam và quyền lợi của họ.

Điều này cũng xứng đáng thôi, nhưng hình như không có tờ báo nào nhắc đến dẫu là chút ít về các cô gái “quần đùi áo số” cũng góp phần không nhỏ vào bộ mặt bóng đá nước nhà với vô số chiến thắng, với nhiều chiếc cúp giá trị. Liệu có công bằng không? Trong niềm vui chiến thắng của bóng đá nam Việt Nam sau khi vô địch AFF Cup, tôi bỗng nhiên nhớ đến họ- những người phụ nữ tuyệt vời của bóng đá nước nhà.

⚽️Tỉnh táo sau cơn mê say…

Có người đã gọi chiến thắng của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2008 là một liều doping để hy vọng, để vượt qua hay quên đi tạm thời những lo lắng đời thường. Tôi cho rằng điều đó đúng, rất đúng.

Bởi một chiến thắng có đủ sức tác động xã hội trên rất nhiều bình diện. Ai sẽ nhớ đến sông Thị Vải đã “chết”, ai nhớ “những vết nứt trên đại lộ Đông Tây”, ai nhớ sữa cho trẻ em có melamine, ai nhớ về chuyện nông dân được mùa lúa gạo nhưng…mất giá trầm trọng vì sai lầm trong xuất khẩu, ai sẽ nhớ VN Index đã liên tục mất điểm và phá đáy sàn, ai nhớ thị trường bất động sản đóng băng, ai nhớ rất nhiều công nhân mất việc gặp vô số khó khăn vì lạm phát…? Vâng, có ai nhớ đến những điều đó trong cái đêm “nhiệm màu” ấy?

Nếu bóng đá phản ánh phần nào bộ mặt xã hội thì có lẽ hậu AFF Cup chúng ta phải xem lại tại sao chuyện vé xem bóng đá lại không bao giờ đến tay người nghèo. Tại sao vé bán qua mạng và bán trực tiếp mà “cò vé” vẫn hoành hành với những đặc quyền về giá ở mức…trên trời.

Sự thụ hưởng một kết quả bóng đá khiến nhiều người quên đi nhiều điều để ngập tràn trong cảm giác chiến thắng. Nhưng sau một trận thắng và dư vị của nó, có lẽ cũng cần tỉnh táo để nhìn lại chúng ta đang đối mặt với những khó khăn gì và vượt qua chúng thế nào thì không hề là việc dễ dàng.>Nếu bóng đá phản ánh phần nào bộ mặt xã hội thì có lẽ hậu AFF Cup chúng ta phải xem lại tại sao chuyện vé xem bóng đá lại không bao giờ đến tay người nghèo. Tại sao vé bán qua mạng và bán trực tiếp mà “cò vé” vẫn hoành hành với những đặc quyền về giá ở mức…trên trời.

Ai? Ai đã tuồn vé cho họ để làm việc phi pháp đó- việc trục lợi trên tình yêu bóng đá của các khán giả chân chính và cuồng nhiệt? Tại sao các cơ quan chức năng có thể phát hiện được nhưng không xử lý được triệt để? Liệu bản thân VFF và các bên liên quan đã thực sự hợp tác vì quyền lợi của khán giả mê bóng đá chưa?...

Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều bức xúc và phẫn nộ mà bằng một trận bóng có thể làm nhiều người quên đi. Vậy thì với những vấn đề khác của xã hội, với những “VFF” khác của xã hội thì sao?

Và xin thẳng thắn nói về một điều “vô duyên” không tưởng khi một tờ báo là cơ quan ngôn luận của VFF đã đăng ý kiến về chuyện vé (lậu) “đắt nhưng xắt ra miếng” của một khán giả. Họ cũng “quy đồng” tình cảm của người hâm mộ dành cho đội tuyển với việc vé đắt như tôm tươi trong khi ai cũng biết giá vé chính thức luôn rẻ hơn vé “dân phe” rất nhiều và cũng rất nhiều khán giả bị mất tiền…tự nguyện vì điều đó. Những dịch vụ ăn theo như đồ ăn, thức uống, giữ xe cũng bị đội giá hết mức có thể. Sự trục lợi từ tình yêu, niềm tin có đáng được tôn vinh?

Lạ kỳ thật, cả người hâm mộ bóng đá Việt Nam (từng bỏ tiền mua vé lậu, gửi xe với giá đắt, dùng đồ ăn thức uống giá cao) và cơ quan ngôn luận của Liên đoàn bóng đá nước nhà đều “đồng thuận” với việc đó chăng? Nếu ai bỗng nhiên muốn nhớ đến bao nhiêu lần các “thượng đế” bóng đá bị xâm hại quyền lợi như thế này xin hãy nghĩ lại…

⚽️Lời kết: Vì dân!

Bóng đá Việt Nam “thoát thai, hoán cốt” từ một đội bóng khá của khu vực để trở thành một đội bóng bắt đầu có tên tuổi, nhưng nên nhớ có câu “Giành được vinh quang đã khó, giữ được vinh quang còn khó hơn”. Chúng ta đã chiến thắng, đã lên ngôi vô địch nhưng cũng phải tỉnh táo để nhận ra rằng nền tảng nội tại bóng đá nước nhà cũng còn khá nhiều vấn đề hạn chế để có thể vươn ra châu lục và xa hơn là thế giới.

Vậy thì các vấn đề khác của xã hội như cách chúng ta “soi” vào bóng đá cũng vậy. Bóng đá Việt

Vậy thì các vấn đề khác của xã hội như cách chúng ta “soi” vào bóng đá cũng vậy. Bóng đá Việt Nam đã vô địch sau bốn mươi chín năm đằng đẵng chờ đợi thì nhiều mặt, nhiều vấn đề khác cũng đang được ngươì dân chờ đợi một sự thay đổi, một sự nâng tầm đẳng cấp trong cách nói và cách làm.Nam đã vô địch sau bốn mươi chín năm đằng đẵng chờ đợi thì nhiều mặt, nhiều vấn đề khác cũng đang được ngươì dân chờ đợi một sự thay đổi, một sự nâng tầm đẳng cấp trong cách nói và cách làm.>Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện đĩnh đạc trong lễ trao giải trang trọng và hân hoan niềm vui của ngày đội tuyển Việt Nam “vinh quy bái tổ”. Thủ tướng đã bắt tay, ôm hôn và trao huy chương cho những người chiến thắng trước 40.000 khán giả có mặt tại Mỹ Đình và toàn bộ người dân ngồi trước màn ảnh nhỏ.

Điều đó thể hiện sự trân trọng những đóng góp của những người đại diện quốc gia và hình ảnh đó chắc chắn được người dân ghi nhận, trân trọng. Hy vọng những lĩnh vực khác về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý văn hóa,.v.v.. cũng được các lãnh đạo ban ngành các cấp quan tâm như vậy.

Vì thực hiện đúng nguyên tắc một xã hội của dân, do dân, vì dân thì phải để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra!
Mai Quốc Ấn



Chú thích: Ảnh internet

Không có nhận xét nào