Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về 2 câu thơ ngài Huỳnh Mẫn Đạt đã viết để điếu ngài Nguyễn Trung Trực “Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”

Về 2 câu thơ điếu ngài Nguyễn Trung Trực  hay là ngài Huỳnh Mẫn Đạt ơi, thân phận ngài sau năm 1862 ra sao ?  Người miền Nam mình, ai mà khô...

Về 2 câu thơ điếu ngài Nguyễn Trung Trực 

hay là ngài Huỳnh Mẫn Đạt ơi, thân phận ngài sau năm 1862 ra sao ? 

Người miền Nam mình, ai mà không tự hào khi đọc 2 câu thơ ngài Huỳnh Mẫn Đạt đã viết để điếu ngài Nguyễn Trung Trực "Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần". 

Nhưng cả trăm năm nay, mình chưa thấy ai hỏi là từ cứ liệu nào mà người ta biết bài thơ chữ Hán (trong đó có 2 câu trên) này là do ngài Huỳnh Mẫn Đạt đã làm nhỉ ? Hay đây là lại sự "tôi nghe như vầy" rất phổ biến trong lịch sử Việt Nam ? 

Mình thấy có cả thầy nào còn phân vân "bạt" hay "bạc" là đúng nữa đây >> http://thpt-nguyentrungtruc.edu.vn/?m=newsdetail&q=57&id=613.

Hay để mình nêu luôn câu hỏi xưa nay chưa thấy ai hỏi - đó là tại làm sao mà ngài Huỳnh Mẫn Đạt, một cử nhân của triều đình Huế từ thời Minh Mạng, mà lại không biết cả phép kỵ húy thời vua Tự Đức mà ngài vốn là một vị Tuần Phủ Hà Tiên rồi Án Sát Định Tường trong triều đại Tự Đức này nhỉ ? 

Vụ này là sao ? Thì là theo quyển Chữ Húy của thầy Ngô Đức Thọ, thì vào năm Tự Đức 1 (năm 1847), trong bản lệnh kỵ húy, có một lệnh là "Đối với 2 chữ Hồng 洪 và Nhậm 任 (cùng các chữ có thiên bảng 2 chữ ấy đã kê trong tờ tâu của bộ Lễ): làm văn vẫn được dùng, nhưng không được dùng liền hai chữ, và phải viết bớt một nét, khi đọc phải tránh âm, tên người tên đất không được dùng" (xem Chữ Húy - Chương V trang 153).

Rồi khi ta lật lại trang 152 trong quyển Chữ Húy, thì 1 trong 18 chữ thiên bảng của chữ Hồng 洪, có chữ Hồng 紅 này.

Mà chữ Hồng 紅 này chính là chữ Hỏa Hồng 火紅 trong câu "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa".

Như vậy theo lệnh kỵ húy từ năm 1847, chữ Hồng 紅 này chắc khi viết phải bớt môt nét, và nhất là, KHI ĐỌC PHẢI TRÁNH ÂM.  Như vậy làm sao mà ngài Huỳnh Mẫn Đạt, một vị nho sĩ được biết là người nổi tiếng về Hán Nôm miền Nam, lại không biết đến lệnh kỵ húy chữ Hồng phải đọc tránh âm này nhỉ ? 

Mà đọc "Hỏa hường Nhật Tảo oanh thiên địa" chắc làm giảm sức mạnh của câu thơ hết 90% rồi đúng không bạn ? 

Còn đọc "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa" thì phạm húy mất rồi.

Vậy theo bạn, ngài Huỳnh Mẫn Đạt, một vị Cử Nhân từ thời Minh Mạng, một vị đại thần sống và mất thời Tự Đức, đã làm thế nào mà đặt câu thơ chữ Hán "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa" với chữ Hồng 紅 phạm húy bạn nhỉ ?

Mà bạn có chắc là bài thơ này ngài Huỳnh Mẫn Đạt làm không ? 

Mà bài thơ này xem ra là bài thơ cách mạng mà các học giả Việt Nam yêu nước nào cũng đem nó ra mà viết, dạng cả núi sách luôn đúng không ? 

Bạn khi đứng trước bàn thờ ngài Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, có bao giờ hỏi thử ngài câu này chưa ? 

À, sẵn luôn, mình tra Đại Nam Thực Lục rồi bạn, không có vụ ngài Huỳnh Mẫn Đạt được triều đình Huế LẠI cho làm tuần phủ Hà Tiên sau năm 1862 đâu há.  Ngài cùng các quan bỏ thành Định Tường chạy trốn, sau bị triều đình Huế bắt đem về Kinh, rồi sau đó cho đi theo ngài Nguyễn Tri Phương vô Nam để tiếp tục đánh Pháp.  Còn các vị tuần phủ Hà Tiên thì có nhiều vị sau năm 1862 tới năm 1867 khi Pháp đánh lấy luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhưng không có tên ngài Huỳnh Mẫn Đạt trong đó đâu bạn.

Mà nếu bài thơ trên mà thành ra không do ngài Huỳnh Mẫn Đạt làm, thì hóa ra bài thơ cách mạng này xem ra là fake news cả trăm năm nay sao bạn ? 

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian







Không có nhận xét nào