Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về các câu dịch hơi kỳ trong bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí

Về các câu dịch hơi kỳ trong bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí #dich_thuat_dong_khanh_dia_du_chi Nằm ở phần Phong Tục 風俗 thuộc tỉnh Hà Nội 河内省 bản dị...

Về các câu dịch hơi kỳ trong bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí

#dich_thuat_dong_khanh_dia_du_chi




Nằm ở phần Phong Tục 風俗 thuộc tỉnh Hà Nội 河内省 bản dịch trang 4 bao gồm:

****

1. Câu dịch "Duy các huyện Thanh Oai, Nam Xương phần nhiều bướng bỉnh điêu bạc".  

Câu Hán ngữ nguyên viết là 惟青威南昌太半刁頑 "duy Thanh Oai, Nam Xương thái bán điêu ngoan".  Như vậy nếu bạn đọc cả đoạn văn Phong Tục, sẽ thấy đáng ra câu này cần dịch là "duy Thanh Oai, Nam Xương quá nửa là điêu ngoan".  

Vậy cụm từ thái bán 太半 ở đây, chỉ có thể dịch là "quá nửa" hoặc là dịch "quá bướng", chứ làm thế nào mà dịch luôn gộp lại thành "phần nhiều bướng bỉnh" như các thầy đã dịch nhỉ ?

Lẫn "điêu ngoan" chắc là hơi khác "điêu bạc" đúng không bạn ?

****

2. Đáng ngờ hơn là câu dịch "Hai phủ phía trên là Hoài Đức, Thường Tín phần nhiều hào hoa phù phiếm".  

Nhưng theo câu Hán ngữ thì nguyên viết là 上游貳府之懷德常信文勝氣浮 "thượng du nhị phủ chi Hoài Đức Thường Tín văn thắng khí phù".  Như vậy cụm từ "văn thắng khí phù" 文勝氣浮 ở đây làm thế nào mà lại dịch là "phần nhiều hòa hoa phù phiếm nhỉ" ? Mà đáng ra, cụm từ "văn thắng khí phù" 文勝氣浮 này chắc cần dịch chính xác là "(sự) hiếu thắng trong văn chương / câu nói, và tánh tình nông nổi bộp chộp".  Khí phù 氣浮 ở đây chắc là từ câu "tâm phù khí táo" 心浮氣躁 tính khí bộp chộp nóng nảy. 

Vậy câu này chắc cần dịch là "Hai phủ thượng du là Hoài Đức, Thường Tín hiếu thắng trong câu văn (lời nói) và tính khí nông nổi bộp chộp".  Ý câu Hán ngữ là người Hà Nội (tức người sống ở 2 phủ Hoài Đức, Thường Tín xưa) có tánh tình rất hiếu thắng trong câu văn lời nói và tánh khí thì bộp chộp nông nổi.

Như vậy làm thế nào mà nhóm thầy Ngô Đức Thọ lại dịch câu Hán ngữ trên thành ra là người 2 phủ Hoài Đức, Thường Tín "phần nhiều hào hoa phù phiếm" nhỉ ?  Cụm từ văn thắng 文勝 chắc không thể nào là tánh hào hoa đâu đúng không bạn ?

Và không hiểu các thầy đã dựa vào đâu mà có cả cụm từ dịch "phần nhiều" ? Ở đây câu Hán ngữ chả có phần nhiều, phần ít gì cả, mà là người hai phủ Hoài Đức, Thường Tín là như vậy.  Nên rất có thể câu Hán ngữ chỉ cho TOÀN BỘ người Hà Nội khu 2 phủ này là có tánh tình đáng chê vậy, chứ làm gì có "phần nhiều" như các thầy dịch bạn nhỉ ?

Nên mình đọc câu dịch này, mình lại đặt dấu chấm hỏi là có phải do các thầy dịch giả là người Hà Nội, nên khi các thầy dịch, các thầy thấy đoạn văn Hán ngữ trên tả về người Hà Nội như vậy thật đáng xấu hổ, nên các thầy dịch lệch đi chăng ? 

Hay là mình hiểu sai câu Hán ngữ trên ? 

****

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào