Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CÁC QUẢ NGƯ LÔI NGƯ DÂN VIỆT NAM VỚT ĐƯỢC

Ai muốn tìm hiểu thêm thông tin về các quả ngư lôi trôi dạt vào bờ biển Phú Yên, thì vào những website sau đây: https://www.popularmechanics...

Ai muốn tìm hiểu thêm thông tin về các quả ngư lôi trôi dạt vào bờ biển Phú Yên, thì vào những website sau đây:

https://www.popularmechanics.com/military/weapons/amp25630315/vietnam-fisherman-chinese-torpedo/

https://www.google.com/amp/amp.timeinc.net/thedrive/the-war-zone/25596/a-vietnamese-fisherman-reeled-in-a-chinese-torpedo-in-the-south-china-sea%3Fsource%3Ddam

Kích thước 6,8m dài, với đường kính 54cm, thì loại vũ khí này dường như là loại ngư lôi số hiệu YU-6, được đưa vào sử dụng trong biên chế hải quân Trung Quốc (PLAN) từ năm 2005, mang trình công nghệ tương tự như loại Mk.48 của Mỹ hay Type 53-65 của Nga. 

Đầu tiên, đường kính 54cm cho thấy nó là một trong những loại ngư lôi hạng nặng, chỉ có thể phóng từ tàu ngầm.

Dải màu đỏ cam bọc trên phần đầu của quả ngư lôi mà ngư dân Việt Nam vớt được - nơi thường được đặt đầu đạn - cho biết nó là một thứ vũ khí để huấn luyện, vẫn có đầy đủ tính năng hoạt động tiêu chuẩn khi xuất xưởng, nhưng thiếu đầu đạn kích nổ để diệt hạm. Đây là dấu hiệu quy ước chung để cả Mỹ và NATO cũng nhận ra. Bộ cánh quạt turbin quay đối xứng đặt ở đuôi ngư lôi có chức năng giữ vững sự ổn định khi di chuyển trong nước. 

Phiên bản Yu-6 cũng có nền tảng công nghệ cải tiến như một phiên bản hoạt động bằng năng lượng điện khác là Yu-9. Các ngư lôi chạy bằng điện thường ít tạo ra tiếng động hơn, và do đó khó bị phát hiện hơn, so với loại được đẩy đi bằng chất nổ, nhưng cũng vì thế mà tốc độ của nó chậm hơn. Tuy nhiên, nhiều phiên bản mới về thiết kế chạy bằng điện hiện nay cũng đã rút ngắn khoảng cách về tốc độ cũng như độ bền của pin gắn bên trong để kéo dài tuổi thọ hoạt động. 

Cuối cùng, dòng chữ “connect/disconnect” bằng tiếng Hoa trên thân ngư lôi không có ý nghĩa rõ ràng gì lắm, ngoài việc dành cho bên quân dụng hậu cần trong việc lắp ráp loại vũ khí này.

Quả ngư lôi trôi dạt vào bờ biển Việt Nam dường như không phải loại tân tiến nhất được đưa vào hoạt động năm 2012. Thế nhưng, phiên bản thiết kế cuối cùng của Yu-6 cho thấy nó có tầm hoạt động 48km, đạt tốc độ tối đa 120km/g, có thể trang bị thêm hệ thống điều khiển từ xa, tự điều khiển chính mình, và khả năng chủ động/thụ động dò đường bằng sóng siêu âm (sonar).

Việc xuất hiện của loại vũ khí này ở Việt Nam được cho là có các nguyên nhân sau đây:

* Những cuộc tập trận trên biển Đông của Hải quân Trung Quốc xảy ra khá thường xuyên trong thời gian gần đây - đặc biệt là ở căn cứ hải quân lớn và quan trọng đặt tại đảo Hải Nam, cũng như các đảo của Việt Nam bị Bắc Kinh chiếm đóng và xây dựng căn cứ quân sự trái phép. Tỉnh Phú Yên chỉ cách quần đảo Hoàng Sa 482km về hướng Tây Nam, và cách căn cứ Tam Á 650km về phía Bắc. Vì vậy, quả ngư lôi này có thể được bắn ra bởi 1 trong số 80 tàu ngầm của hạm đội Nam Hải, sau khi chạy hết năng lượng thì đã không được thu về, trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

* Hải quân Trung Quốc cố tình phát tán những trái ngư lôi này như một tín hiệu cảnh cáo về tầm bao phủ, khả năng sức mạnh và tần suất hoạt động ngầm của họ tại Biển Đông cho Việt Nam và các nước ASEAN, cũng như đối thủ Mỹ. Đó có thể là cách "ngoại giao" pre-war khá hiệu quả đã được sử dụng trong lịch sử hiện đại, khi các đối thủ cố ý đánh mất một vài vũ khí chiến lược của họ để tung hỏa mù và gây lo lắng cho đối phương.

Việc Việt Nam vớt được các trái ngư lôi này vừa mang ý nghĩa cảnh cáo từ phía gã hàng xóm xấu tính, vừa đem lại cơ hội học biết được trình độ vũ khí của người Hoa Đại Lục. 

Và trong tương lai gần, ngư dân Việt Nam cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn họ tưởng, khi thường xuyên "đánh bắt" được những "con cá vũ khí" bất ngờ như vậy.
Nguyễn Đạt An





Không có nhận xét nào