Về câu ca dao Nhà Bè nước chảy chia hai Mà người Việt nào cũng biết, tức là câu "Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định Đồng Nai thì...
Về câu ca dao Nhà Bè nước chảy chia hai
Mà người Việt nào cũng biết, tức là câu "Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định Đồng Nai thì về".
Nhưng trong bộ Hoàng Việt Quyển 2 phần dinh Phiên Trấn có ghi lại câu ca dao rằng - "Nhà Bè nước chảy phân đôi, Kẻ qua Bến Nghé, người hồi Đồng Nai".
Như vậy ở đây, "Kẻ qua Bến Nghé" chắc là để chỉ cho sự người ta đi đò, đi thuyền qua phía Sài Gòn (tức TPHCM) ngày nay, còn "người hồi Đồng Nai" chắc là quẹo lại đi về lại hướng Biên Hòa / Bà Rịa.
Nên câu ca dao trong bộ Hoàng Việt coi bộ đáng tin, đáng tin ở chỗ vì "kẻ qua Bến Nghé" là chỉ đúng cho sự đi vô khu phố chợ, khu đô thị Bến Nghé xưa (tức Sài Gòn thời nay).
Chứ còn câu "ai về Gia Định Đồng Nai thì về" thì coi bộ không ai hiểu Gia Định nào, Đồng Nai nào vì Gia Định thời xưa là chỉ cho luôn cả khu miền Nam, cả Đồng Nai trong đó, mà Đồng Nai lại là tên xưa có thể có trước cả Gia Định, nên người miền Nam đọc "Gia Định Đồng Nai" thật không hiểu đâu là đâu cả.
Mà bạn để ý luôn, là đến thời cụ Đồ Chiểu lúc Pháp vô, cụ đã viết trong bài Chạy Tây "Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây". Đâu có Đồng Nai Gia Định gì ở đây đâu đúng không bạn ?
Nên tại sao bạn nghĩ câu "Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định Đồng Nai thì về" là xưa và là đúng ?
Có khi câu "Ai về Gia Định Đồng Nai thì về" này là của các thầy thời thế kỷ 20, đọc ba xí ba tú câu ca dao xưa "Nhà Bè nước chảy phân đôi, Kẻ qua Bến Nghé, người hồi Đồng Nai", rồi đọc lại thành là "Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định Đồng Nai thì về" rồi hô lên là rất xưa chăng ?
Mình càng đọc bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, càng phát hiện ra nhiều điều hay.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào