Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về một tấm bia trong nhà bia Khổng Tử nơi Văn Miếu Trấn Biên

Về một tấm bia trong nhà bia Khổng Tử nơi Văn Miếu Trấn Biên  Mình nhớ cụ Khổng (vì cụ là ông tổ vạn thế sư biểu của cô Hán Nôm), thế là đọc...

Về một tấm bia trong nhà bia Khổng Tử nơi Văn Miếu Trấn Biên 

Mình nhớ cụ Khổng (vì cụ là ông tổ vạn thế sư biểu của cô Hán Nôm), thế là đọc.  Làm thế nào mà lại hiện ra link của anh Phạm Hoài Nhân về các câu đối trong Văn Miếu Trấn Biên tại đây (xem >> http://dongnai.vncgarden.com/diemden/di-tich-lich-su/bien-hoa/vantuovanmieutranbien).



Mình đọc câu trong Nhà bia Khổng Tử mà thấy nó có gì đó "đáng ngờ" quá bạn.

Ví dụ nếu ta đọc theo cách đọc thời nay từ trái qua - "不學不知理, 學而時習之 Bất học bất tri lý, học nhi thời tập chi" thì chắc cần dịch là "không học không biết lý lẽ, học nên thường ôn tập".

Mà câu "不學不知理 bất học bất tri lý" chắc lấy từ sách Tam Tự Kinh "人不學不知理 nhân bất học bất tri lý" đúng không bạn ? Nên câu này có là của cụ Khổng nhà cô Hán Nôm đâu nhỉ ? Và làm thế nào mà người ta hạ đao cắt xén luôn cả chữ Nhân 人 rất quan trọng trong câu này nhỉ ? 

Còn cái câu kia, "學而時習之 Học nhi thời tập chi" thì hóa ra nó lại là từ câu "學而時習之,不亦說乎?Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?", dịch là "Học mà thường ôn tập, chẳng cũng thích ư?".  Nếu người ta cắt xén đoạn sau 不亦說乎 chẳng cũng thích ư? đi, rồi gắn câu Học nhi vô câu khác, thì chắc là chữ nhi 而 cần dịch là NÊN, chứ không là MÀ, như "học nên thường ôn tập", chứ không thể dịch như nguyên gốc "học mà thường ôn tập" vì "mà" ở đây nó làm cho câu Học nhi đứng 1 mình vô nghĩa, vì "học mà thường ôn tập" thì cần thêm câu sau để người ta biết tại sao học mà thường ôn tập, đúng không bạn ? .

Vậy khi người ta cắt xén câu 學而時習之 Học nhi thời tập chi ra thành một câu riêng, họ đã làm sai cả ý của câu cụ Khổng nói rằng ""Học mà mỗi buổi tập, chẳng cũng thích ư ?" thành ra câu "Học nên thường học tập", vậy là sao bạn nhỉ ? 

Mà khắc chỉ có hai câu Hán ngữ ngay sau lưng cụ Khổng, mà một câu thì lấy từ sách con nít Tam Tự Kinh, một câu cắt xén làm lệch cả ý, có phải là các nhà Hán học Trấn Biên có ý khoe là họ còn đang học lỏm bỏm Hán Nôm như mình không ?

Hình như người ta có quá trời những câu hay từ sách cụ Khổng mà, sao các nhà Hán học Trấn Biên không trích nhỉ ? Hay là thời nay ở Việt Nam, người ta ưng theo dạng cọp dê motto trên mạng, dạng cọp dê đầu gà đít vịt, như ở Bắc thì có trường ĐHKHXH&NV "lượm và cắt xén" câu tiếng Anh dở chưa từng thấy đem dịch lệch cả đi rồi khắc khoe cả nước Việt Nam, làm xấu hổ cả cô Hán Nôm, còn ở Nam, thì ta có các cụ Hán học Trấn Biên, hò nhau mời cụ Khổng ra ngoài sân, để trong ấy thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, và họ sẵn luôn "lượm hàng" Tam Tự Kinh rồi lượm luôn câu nào của cụ Khổng đâu đó, cắt xén rồi dịch lệch ý luôn.  Có ai chụp hình trước cụ Khổng ở Văn Miếu Trấn Biên có thông cảm cho sự đau khổ của cụ bị người ta chẳng những mời ra ngoài làm dân homeless, mà còn bị cắt xén chữ của cụ và đem chữ dạy con nít ra làm khắc sau mông cụ không ? 

Ừ, độc ác hơn nữa, là các cụ Hán học Trấn Biên còn khắc to chữ Văn 文 nữa cơ đấy.  Bạn tưởng chữ Văn 文 là văn học, lễ nghĩa á ? Lầm to rồi bạn ơi, Văn 文 chính là tiền (money) đấy.  Nhất văn 一文 là một đồng tiền đấy bạn ạ.  Nên xem ra các cụ Nho học Biên Hòa thời nay, chẳng những rất tự nhiên mời cụ tổ của các cụ ra sân làm dân homeless, lại còn cắt xén chữ nghĩa của ông tổ, rồi đem cả câu văn con nít khắc vào mông cụ tổ.  Và đáng xấu hổ nhất, lại khắc cả chữ Tiền vào sau lưng cụ, ý chắc là cụ Khổng chỉ dạy, không có tiền, nên người ta, các nhà Hán học xứ Đồng Nai, đã đem cụ Khổng quăng ra ngoài trời để làm bạn với gió đấy.

Vâng, bạn cứ tự nhiên hỏi thử các cụ Hán học Trấn Biên có phải ý họ là vậy không ?

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi 

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào