Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về Thành Cũ Phú Xuân trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí bản Duy Tân năm 1909

Về Thành Cũ Phú Xuân trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí bản Duy Tân năm 1909 **** NOTE:  Đoạn về Thành Cũ Phú Xuân có trong bản Tự Đức nha bạn,...

Về Thành Cũ Phú Xuân trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí bản Duy Tân năm 1909

****
NOTE:  Đoạn về Thành Cũ Phú Xuân có trong bản Tự Đức nha bạn, vậy cả hai bản Tự Đức và Duy Tân của bộ Đại Nam Nhất Thống Chí phần Kinh Sư đều có đoạn Thành Cũ Phú Xuân cả.

Nhưng bản Duy Tân có thêm vài đoạn cuối mà bản Tự Đức không có.  Bạn đọc luôn.

****

Đây là đoạn văn về Thành Cũ Phú Xuân trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí bản năm Duy Tân 1909.  Bạn lưu ý bản Duy Tân 1909 là bản chưa được dịch, còn bản dịch Đại Nam Nhất Thống Chí ngày nay chúng ta đang có là bản thời Tự Đức khoảng năm 1875.  

Vậy Thành Cũ Phú Xuân đã được viết ra sao trong bản Duy Tân 1909? Thì đây:

***

又按:富春故城,今在京城内東南𤰄。初孝義皇帝移建新府於此,以前山爲案(卽今 御屏山),築垣墻,治宮室。前鑿大池,又以江水上游衝注,其右築㙮於江岸以鎭之。迨孝武皇帝始營都邑,號曰都城,建金華殿、光華殿、瑤池閣、朝陽閣、光文殿、就樂殿、正冠堂、中和堂、怡然堂、暢春堂,又建瑞雲亭、同樂軒、內院庵、絳香亭,香江之上游,又建陽春府、長樂殿、閱武軒。後苑假山、奇石、方沼、曲池、飛橋、水榭,內、外複墻,砌爲龍、虎、麟、鳳、花、草之狀。朝陽閣俯臨江流,規制宏厰。都城上下軍寨、官舍星列棋布,城外市庯聯絡,魚艇、商船往來如織,爲一大都會處。至孝定皇帝十年,鄭入侵,併尋爲西山阮岳竊據其城。世祖高皇帝克復舊都,因舊跡而廣之曁,我列聖經營規制日益壯麗。自乙酉年事後,較前稍異焉。

****

Mình tự dịch (nếu có gì sai, mời bạn lên tiếng):

Lại xét: Thành cũ Phú Xuân, nay nằm ở góc Đông Nam trong Kinh Thành Nội.  Đầu đời Hiếu Nghĩa Hoàng Đế [tức Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái - trị vì 1687-1691] dời đến phủ mới (Tân Phủ 新府) hiện nay, lấy núi trước mặt làm án ngữ (tức nay là núi Ngự Bình), đắp tường vách, sửa cung thất.  Trước đào ao lớn, lại vì nước sông [nơi] thượng du chảy mạnh, đắp tháp ấy ở bên phải bờ sông để trấn đấy.  Kịp đến Hiếu Võ Hoàng Đế [tức Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát - trị vì 1738-1765] bắt đầu kiến tạo đô ấp, xưng gọi là Đô Thành,  đắp điện Kim Hoa, điện Quang Hoa, gác Diêu Trì, gác Triều Dương, điện Quang Văn, điện Tựu Lạc, Chính Quán Đường, Trung Hòa Đường, Di Nhiên Đường, Sướng Xuân Đường, lại tạo đình Thụy Vân, hiên Đồng Lạc, Nội Viện Đường, đình Giáng Hương, nơi thượng du sông Hương, lại tạo phủ Dương Xuân, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ.  Sau tích góp giả sơn (hòn non bộ), kỳ thạch (đá hiếm), phương chiểu (ao vuông vức), khúc trì (ao uốn khúc), phi kiều (cầu vượt), thủy tạ, nội, ngoại tường [thành] chồng chất, xây cất tựa dạng hình trạng rồng, cọp, lân, phượng, và hoa cỏ.  Gác Triều Dương cúi nhìn dòng sông, quy chế khuôn viên rộng lớn.  [Các] trại quân Thượng Hạ Kinh Thành, [cùng] cung xá hàng hàng lớp lớp, phố thị [ở] Thành Ngoại liền nhau, ghe chài, thương thuyền đi lại như thoi, tạo nên một xứ Đại Đô Hội.  Đến năm 10 Hiếu Định Hoàng Đế [tức Định Vương Nguyễn Phúc Thuần - trị vì 1765-1766], người [họ] Trịnh xâm lược, hợp cùng Tây Sơn Nguyễn Nhạc chiếm lấy làm thành.  Thế Tổ Cao Hoàng Đế thu phục [được] Cựu Đô, nhân vết [thành] cũ mà mở rộng [các chỗ] chật hẹp.  [Các] Liệt thánh ta trù hoạch quy chế ngày càng tráng lệ.  Từ sau sự [kiện] năm Ất Dậu [tức việc kinh thành Huế thất thủ 1885], [Đô Thành] so với trước đây hơi khác vậy.

***

Đoạn văn này hay quá vì chúng ta bây giờ biết là thành cũ Phú Xuân là nằm ở góc Đông Nam trong Kinh Thành Nội.  Và chúng ta được biết thời Võ Vương, Chúa Võ đã tạo ra quá trời cung điện, lầu gác, phủ đường mà không biết có nhà nghiên cứu người Huế nào đã liệt kê ra hay nghiên cứu chưa ? Đọc các tên cung điện này, ta thấy hẳn ngài Võ Vương là một vị vua hưởng lạc hơi nhiều, từ điện Tựu Lạc 就樂殿 cho tới Sướng Xuân Đường 暢春堂.  Ta thấy rõ sự hoành tráng của nơi Đô Thành Huế thời ngài Võ Vương trị vì.  Và đặc biệt hơn, là có cả đoạn văn về việc phủ Dương Xuân 陽春府 được kiến tạo thời ngài Võ Vương.  Như vậy đoạn văn kiến tạo phủ Dương Xuân này cho ta biết là phủ Dương Xuân được tạo mới thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (trị vì 1738-1765) rất sau này, chứ không hẳn là được trùng tu vào năm 1700 thời chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (trị vì 1691-1725) như thầy Trần Đại Vinh đã đoán qua địa danh Ấn Phủ tại Gò Dương Xuân theo ghi chép trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí thời Tự Đức (xem >> http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/article/viewFile/25884/22734).

Bạn rất nên đọc bộ Đại Nam Nhất Thống Chí bản Duy Tân năm 1909.  Đáng lẽ ở Việt Nam nên cho dịch thêm bản này kèm với bản thời Tự Đức, vì bản này chứa nhiều thông tin hay quá.  Nếu bạn cần tải bản Duy Tân năm 1909, xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1989136108004008.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian 

cc: Nguyễn Đình Đính , Trần Đình Hằng










Không có nhận xét nào