Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÌ MỘT VIỆT NAM ĐỔI THAY - P2

VÌ MỘT VIỆT NAM ĐỔI THAY. Phần 2 Kinh tế là tử huyệt.    Hơn 40 năm đấu khẩu, giằng co. Chục năm mạng xã hội phát triển. Nhiều cuộc biểu tìn...

VÌ MỘT VIỆT NAM ĐỔI THAY.

Phần 2

Kinh tế là tử huyệt.

   Hơn 40 năm đấu khẩu, giằng co. Chục năm mạng xã hội phát triển. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra và cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Tất cả đều rất tích cực và rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên chưa có đột phá. Chúng ta rất cần biểu tình. Nhưng đặc thù ở Việt Nam nó khác. Vụ biểu tình rầm rộ nhất là ngày 10/6/ 2018 được cả nước ủng hộ, nhất là trong miền Nam. Nhưng chúng ta chịu quá nhiều thiệt hại về đổ máu, bắt bớ, lao tù và kìm kẹp. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để có hiệu quả nhất mà lại hạn chế tối đa thiệt hại nhất? Nam cho rằng chúng ta nên nắm rõ tình hình kinh tế để thấy được hướng giải quyết việc này một cách hữu hiệu nhất. Một người dù khỏe đến mấy nhưng không có ăn thì cũng chết. Đó là nguyên tắc của tự nhiên.

    Kinh tế Việt Nam đang vướng vào nợ nần nghiêm trọng và phụ thuộc rất lớn vào các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(FDI) . Tỉ lệ chiếm gần 70% đóng góp cho GDP của nền kinh tế. Đặc thù của dòng đầu tư này là nó đến vì thuận lợi đầu tư và ra đi nếu ngửi thấy mùi bất ổn về kinh tế, chính trị hay quân sự. Nó đóng góp cho Việt Nam không nhiều như các con số xuất nhập khẩu hay tăng trưởng. Thực chất chúng ta chỉ nhận lại được ở lĩnh vực FDI này là lương thấp, một chút lợi ích từ công nghiệp, dịch vụ phụ trợ, một chút thuế, còn lại chỉ là các con số để báo cáo cho đẹp mà thôi. Nhưng nó để lại vô vàn hậu quả như môi trường, rác thải công nghệ, hệ lụy sức khỏe cho giống nòi, mất thị trường , mất cơ hội cho doanh nghiệp trong nước, thu hẹp đất canh tác dẫn đến đe dọa an ninh lương thực, gây bất ổn thị trường bất động sản, và có thể là mất lãnh thổ( cái việc lãnh thổ này là chủ yếu do bọn Tàu). Thêm vào đó nữa là việc khai thác và bán rẻ tài nguyên quá mức cho khối doanh nghiệp FDI sẽ ảnh hướng nặng nề đến tương lai về nguồn lực phát triển của đất nước.

   Hội nhập: Việc mở cửa hội nhập khi còn chưa cứng cáp và phải đánh đổi quá nhiều lợi ích quốc gia, dân tộc để đổi lấy các khoản vay đi kèm các khoản đầu tư với những ưu đãi đầy thiệt thòi cho Việt Nam như vậy là không nên. Chính vì lý do thành tích, tham vốn và tham vay đã khiến nhà nước không dám áp dụng giải pháp hạn chế, sàng lọc nguồn vốn đầu tư để đem lại lợi ích triệt để, thiết thực cho đất nước. Nếu nhà nước biết điều tiết, hạn chế lợi ích của mình lại để đặt lợi ích của quốc gia dân tộc thì đã khác rồi. Một quốc gia có nền kinh tế mạnh là phải có nội lực kinh tế vững chắc, hùng mạnh để đảm bảo cho cuộc sống  nhân dân. Sau đó mới mở rộng đầu tư ra thế giới. Đó gọi là mang chuông đi đánh xứ người. Nhưng Việt Nam thì làm ngược lại. Để mặc cho kinh tế trong nước tự bơi trong cái mớ thể chế lằng nhằng nhưng lại rất ưu đãi cho người mang chuông đến đánh xứ ta. Biến xứ ta thành chiến trường, trận địa.

     Cơ hội: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và các FTA ( Hiệp định thương mại tự do), mới đây nhất là CPTPP có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, nó sẽ đem đến các dòng vốn đầu tư mới vào nước ta. Và nó mang đến rất nhiều hệ lụy như Nam phân tích ở trên nếu nhà nước không có sự chọn lọc. Nhất là các dòng vốn của Tàu di cư sang để né chiến tranh thương mại và lợi dụng chính sách thuế ở bên ta là rất nguy hiểm về nhiều mặt. Đặc thù của các dòng vốn này là nếu có bất ổn là sẽ do dự, không chảy vào hoặc các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam sẽ rút đi. Việc ngừng đầu tư vào Việt Nam hoặc rút doanh nghiệp khỏi Việt Nam là một điều nhà nước rất sợ hãi. Nó có thể gây sụp đổ nền kinh tế hiện nay. Đây mới là tử huyệt vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào khối doanh nghiệp FDI này. Nếu chúng ta cứ ngóng chờ một diễn biến về quân sự, suy suy thoái kinh tế , Trung Quốc tan rã hay đột phá về biểu tình thì rất khó có thể xảy ra và chưa biết là bao giờ xảy ra. Không ai có thể giúp chúng ta ngoài chính chúng ta và chúng ta phải là người chủ động hành động.

    Mà tất cả các doanh nghiệp đến nước ta đều phải sử dụng lao động, đó là tầng lớp công nhân. Tầng lớp này rất đông và có sức ảnh hưởng rất lớn nếu đồng lòng hành động. Chỉ có công nhân mới khiến khối doanh nghiệp FDI sụp đổ hoặc phải ngồi vào bàn đàm phán để tiếp tục được hoạt động. Còn khối doanh nghiệp trong nước thì Nam không muốn họ bị tổn thương . Đó là máu mủ, là nội lực thật sự của quốc gia. Chúng ta phải trân trọng họ. Còn việc chúng ta hành động như thế nào, phương cách, chiến lược ra sao thì xin hẹn gặp lại ở bài 3. Bài này chỉ phân tích để chỉ ra đâu là tử huyệt của nền kinh tế mà thôi. Hẹn gặp lại ở bài 3.

Nguyễn Việt Nam



Không có nhận xét nào